"Sớm một bước, cao hơn một mức" trong phòng, chống dịch đậu mùa khỉ
Ngày 1/8, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện hỏa tốc số 680/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành liên quan và địa phương tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ, với tinh thần và giải pháp là "Sớm một bước, cao hơn một mức", không để xảy ra dịch chồng dịch để bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các địa phương quán triệt, chỉ đạo thông suốt, quyết liệt, huy động các cấp, ngành, đoàn thể tham gia vào phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Các địa phương có cửa khẩu phải giám sát chặt chẽ dịch ngay tại cửa khẩu, giám sát trong cộng đồng nhằm phát hiện sớm, xử lý triệt để ổ dịch, điều trị kịp thời người mắc, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để phòng, chống dịch, tiếp nhận và điều trị trường hợp mắc bệnh; đồng thời, chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản, tổ chức diễn tập theo tình huống, sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra; tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến theo hướng dẫn của Bộ Y tế; truyền thông bằng nhiều hình thức tới người dân, cộng đồng về dịch bệnh và các biện pháp dự phòng dịch, lưu ý khuyến cáo người dân chủ động khai báo với cơ quan y tế khi có triệu chứng nghi ngờ, mắc bệnh; thiết lập đường dây nóng, tiếp nhận thông tin để tư vấn, hỗ trợ người dân.
Bộ Y tế cần theo dõi chặt chẽ và cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, điều trị hiệu quả, kịp thời; thực hiện quyết liệt các biện pháp giám sát, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập; xử lý kịp thời ổ dịch, chăm sóc điều trị người mắc bệnh, ưu tiên bảo vệ lực lượng y tế, đối tượng có nguy cơ cao, dễ bị tổn thương; xây dựng kế hoạch đáp ứng về y tế với bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam; hoàn thiện hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, tăng cường năng lực xét nghiệm, chẩn đoán; hướng dẫn và kiểm tra các địa phương về giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch, các biện pháp dự phòng và điều trị; phương tiện, vật tư, trang thiết bị, thuốc men phòng, chống dịch bệnh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các cơ quan liên quan phòng, chống dịch từ động vật hoang dã, nhất là nhóm động vật có nguy cơ lây nhiễm cao.
Bộ Tài chính bảo đảm đủ kinh phí phục vụ phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí.
Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân Dân và các cơ quan báo chí phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống để người dân chủ động, tích cực phòng, chống; khám và điều trị khi có dấu hiệu mắc bệnh,...
Bệnh đậu mùa khỉ ghi nhận đầu tiên trên người vào năm 1970, trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi, hầu như không ghi nhận dịch tại khu vực khác. Tuy nhiên, từ tháng 5/2022 đến nay, dịch có diễn biến bất thường, lần đầu tiên ghi nhận dịch tại 12 quốc gia khu vực châu Âu, chưa xác định được mối liên hệ với khu vực dịch lưu hành trước đó.
Dịch bệnh gia tăng liên tục cả về số ca mắc và số quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận ca bệnh.
Ngày 23/7 vừa qua, WHO công bố dịch bệnh này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế.
Đến ngày 28/7, WHO tiếp tục thông báo có hơn 18 nghìn ca mắc tại 78 quốc gia, trong đó có 5 trường hợp tử vong. Một số quốc gia gần với nước ta đã ghi nhận ca bệnh xâm nhập.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở khám, chữa bệnh. Tại Thanh Hóa, những năm gần đây, các bệnh viện đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn, đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Tầm soát phát hiện sớm ung thư
Tại Thanh Hoá, mỗi năm có gần 8.000 bệnh nhân mắc ung thư mới được phát hiện. Thế nhưng, điều đáng tiếc là có tới hơn 60% bệnh nhân ung thư phát hiện ở giai đoạn muộn, khi bệnh đã diễn biến nặng, di căn.
Mở rộng mạng lưới y tế tư nhân khu vực nông thôn, miền núi
Ngoài hệ thống cơ sở khám chữa bệnh công lập được sắp xếp từ tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện cho tới tuyến xã, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, hệ thống cơ sở khám chữa bệnh tư nhân phát triển mạnh mẽ. Điều này không chỉ góp phần mở rộng mạng lưới khám chữa bệnh, mà giúp người dân ở nông thôn, miền núi có điều kiện được chăm sóc sức khoẻ toàn diện hơn.
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh sởi trong cả nước tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023. Tại Thanh Hóa, từ đầu năm 2024 đến nay đã giám sát, ghi nhận 262 trường hợp mắc bệnh sởi rải rác ở nhiều địa phương trong tỉnh. Nhằm chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, hạn chế tối đa số ca mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Lừa đảo từ các hội nhóm kín tư vấn sức khỏe
Gần đây, các trang mạng xã hội diễn ra tình trạng lừa đảo từ các nhóm kín tư vấn sức khỏe. Hành vi này không chỉ khiến người dân thiệt hại về tài sản, mà nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe vì có nguy cơ sử dụng phải thuốc giả hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Triển khai Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID trên toàn quốc
Tại Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện "5 đẩy mạnh"," "5 bảo đảm" nhằm triển khai Sổ sức khỏe điện tử, Phiếu lý lịch tư pháp và các tiện ích khác trên VNeID một cách hiệu quả, thực chất.
Cả nước đã có 14,6 triệu công dân tích hợp Sổ sức khỏe điện tử qua VNeID
Hiện nay cả nước đã tạo lập được 32,1 triệu Sổ sức khỏe cho người dân; trong đó có 14,6 triệu công dân đã tích hợp Sổ sức khỏe điện tử qua VNeID.
Đảm bảo quyền lợi cho học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế
Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế nói chung và chính sách bảo hiểm y tế cho học sinh sinh viên nói riêng có vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Hiện nay, Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hoá đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan triển khai các giải pháp tích cực nhằm đạt mục tiêu 100% học sinh sinh viên tham gia bảo hiểm y tế.
Thanh Hóa triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ
Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 8 đến nay, số ca mắc sởi tăng đột biến. Đáng lo ngại, đã có dấu hiệu của sự lây lan bệnh. Do vậy, ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan tổ chức chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi.
Tập huấn triển khai các quy định về đấu thầu tại các cơ sở y tế
Tại hội nghị tập huấn do Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức, đại diện lãnh đạo các bệnh viện, Trưởng khoa Dược và chuyên viên phụ trách hoạt động đấu thầu tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được đại diện các cục, vụ chuyên môn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế phổ biến, phân tích rõ các quy định, các nghiệp vụ liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, hoá chất, vật tư xét nghiệm và thiết bị y tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.