Sử dụng nhiệt dư trong sản xuất điện
Những năm gần đây, Nhà máy xi măng Long Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa đã tận dụng nguồn nhiệt dư để phát điện, trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất của đơn vị, hòa vào lưới điện quốc gia, góp phần giảm tải cho ngành điện.
Xác định, tiết kiệm điện là yếu tố hàng đầu góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập của người lao động, ngay từ khi xây dựng, Nhà máy xi măng Long Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa đã lắp đặt đồng bộ hệ thống thu hồi nhiệt dư như: Hệ thống SP thu nhiệt ở phía sau của tháp trao đổi nhiệt, hệ thống AQC thu tiếp thu nhiệt từ phía lò nung clinker và làm nguội clinker… để phát điện. Nhờ hệ thống thu hồi nhiệt dư này mà mỗi năm, nhà máy đã tự sản xuất được 260 triệu KW điện. Lượng điện này, Nhà máy cho hòa vào trạm cấp điện 110 kV, sau đó cấp trở lại cho nhà máy. Lượng điện tự sản xuất ra đã đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng điện của nhà máy. Ước tính, mỗi năm, đơn vị đã tiết kiệm được gần 400 tỷ đồng từ hệ thống thu hồi nhiệt dư.
Ông Trương Văn Lợi, Giám đốc sản xuất Nhà máy xi măng Long Sơn, Thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đang đầu tư hệ thống thu hồi nhiệt dư để phát điện với công suất là 35MGW. Thời gian tới, chúng tôi đang nghiên cứu giải pháp liên quan đến dự án cải tạo để tiết kiệm nhiệt ở trên hệ thống lò nung, đưa ra phương án giảm clinker… Dự kiến, dự kiến nếu sử dụng các phương án này, mỗi năm, mỗi lò chúng tôi tiết kiệm được hơn 100 tỷ từ tiết kiệm nhiệt".
Bên cạnh Nhà máy xi măng Long Sơn, hiện nay nhiều doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh cũng đã lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời nhằm chủ động nguồn điện sản xuất. Việc các doanh nghiệp chủ động ứng dụng khoa học công nghệ để phát điện hay lắp điện năng lượng mặt trời chính là giải pháp thiết thực, hiệu quả, góp phần giảm áp lực cho ngành điện.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.