Sự thật về tờ tiền 1.000 đồng hét giá 140 triệu đồng: Ai sẽ là người mua?
Nhiều người chơi, sưu tập tiền cổ cho rằng, việc rao bán tờ tiền 1.000 đồng với mức giá gần 140 triệu đồng là bình thường nhưng liệu ai sẽ là người mua sản phẩm với giá "trên trời".
Tiền cũ rao bán với giá khủng
Mới đây, trên một trang thương mại Nhật Bản, tờ tiền cũ 1.000 đồng Việt Nam được rao bán với giá 140 triệu đồng. Theo mô tả của người bán, tờ tiền được phát hành từ năm 1988 với số seri là NJ 0763081.
Ngoài ra, người bán còn quảng cáo tờ tiền là vật quý hiếm, mang tính nghệ thuật của một nhà sưu tầm. Thế nên, chủ nhân tờ tiền này đã nâng giá sản phẩm lên tới 654.320 yên (gần 140 triệu đồng).
Cư dân mạng Việt Nam nhận định giá trên là quá cao. Bởi những tờ tiền tương tự, có mệnh giá 1.000 đồng được sản xuất từ năm 1988 ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều và có số seri đẹp hơn.
Anh Vương Hải, một người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở Nhật Bản, cho biết: Trên nhiều trang, chợ điện tử ở xứ sở hoa anh đào thường xuyên có người rao bán các tờ tiền cũ đến từ nhiều quốc gia. Đặc biệt, một số trang còn cho phép người mua đấu giá các tờ tiền.
"Đa phần, người tìm đến mua các tờ tiền này đều mang mục đích sưu tầm. Một là tiền có seri đẹp, hai là mang tính cổ hoặc đơn giản chỉ thích mà mua", anh nói.
Người trong lĩnh vực lên tiếng
Trao đổi về vấn đề này, Hùng Bá - "Vua tiền tệ" (người sưu tầm và định giá tiền cổ có tiếng ở Hà Nội) nhận định, việc đăng bán tờ tiền với mức giá trên không có gì bất thường, tuy nhiên đây mới chỉ là phát giá. Việc có người mua hay không mới là quan trọng để nói rằng đây là một giao dịch. Ngoài ra, đây không phải giá thị trường của tờ tiền 1.000 đồng.
"Không có 1 quy định cụ thể nào cho việc định giá, tuy nhiên, nếu tìm hiểu, sưu tầm lâu sẽ nhận thấy có mức giá chung trên thị trường rồi cho từng dòng tiền. Với tờ 1.000 đồng, seri số 9 đẹp nhất Việt Nam cũng chỉ có giá khoảng 10 -12 triệu đồng. Do vậy, khó có thể đạt được giao dịch với mức định giá 140 triệu đồng cho tờ tiền này. Có thể đây chỉ là đăng bán ảo, giống như lan đột biến", Hùng nói.
Trong quá trình sưu tầm, định giá các tờ tiền, Hùng Bá cho rằng, khi một tờ tiền được phát giá, có nhiều người chấp nhận giá đó thì đó mới là giá thị trường. Còn với tờ 1.000 đồng này, kể cả nếu có 1 người mua thì cũng không phải giá chung.
Theo anh, để đạt được mức giá 140 triệu đồng thì đó phải là những tờ tiền mới in ra làm bản thử, chưa kịp phát hành cho công chúng tiêu dùng hoặc những tờ phát hành trong thời gian ngắn, số lượng cực kỳ hạn chế.
"Không hẳn tiền cổ mới là đắt mà phải là càng hiếm mới càng đắt", Hùng Bá nói.
Rộ trào lưu sưu tầm tiền cổ số đẹp
Trào lưu sưu tầm tiền cổ, tiền có số seri đẹp hiện nở rộ, phát triển trong vài năm gần đây. Trên các chợ mạng hiện có khá nhiều hội nhóm, diễn đàn trao đổi tiền cổ hoạt động. Nhiều hội nhóm khá sôi nổi, tấp nập, thu hút hàng nghìn thành viên tham gia. Trong đó, những tờ tiền được mang ra trao đổi, mua bán đa phần có số seri đẹp, tiền được phát hành lâu hiện không còn lưu thông trên thị trường.
Anh Nguyễn Hùng, một người bán tiền cổ trên chợ mạng, chia sẻ, để có đủ hàng bán, anh thường xuyên đi thu mua những đồng tiền có seri đẹp, tiền cổ, tiền hiếm. Giá mua sẽ gấp 5 - 7 lần so với mệnh giá in trên đồng tiền. Sau đó, anh gom vào rồi bán lại có những người thích sưu tầm tiền đẹp hoặc cho khách hàng mua làm quà tặng.
"Mọi người thường hay sưu tầm đồng tiền có số seri dạng lục quý (6 số cuối giống nhau), loại thất quý (7 số cuối giống nhau) hay dãy số ngày tháng năm sinh. Ví dụ như các đồng mệnh giá 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng có mã số ngày sinh, tôi thường bán với giá lần lượt là 70.000 đồng, 90.000 đồng, 120.000 đồng" - anh nói.
Tuy nhiên, theo anh Hùng, để sưu tầm được những tờ tiền theo yêu cầu của khách hay tờ tiền cổ số đẹp không hề dễ. Bởi có những đồng tiền anh phải bỏ ra hàng năm trời để tìm kiếm, sưu tầm. Hơn nữa, các loại tiền cổ thường bị làm giả nên người mua không để ý kỹ, tinh mắt có thể bị lừa.
An Chi/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng
Mới đây, Cục Thuế đã chỉ đạo các Chi cục Thuế trên cả nước khẩn trương phân loại, xử lý dứt điểm các hồ sơ còn tồn đọng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Thanh Hóa có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Môi trường, những năm gần đây, chất lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa được nâng cao, đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu của nhiều quốc gia trên thế giới.

Khoai tây vụ đông xuân đạt gần 200 triệu đồng/ha
Vụ đông xuân 2024-2025, diện tích gieo trồng khoai tây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng 1.500 ha, tập trung tại một số huyện đồng bằng và ven biển.

Thanh Hoá: Xuất khẩu hàng hoá duy trì đà tăng trưởng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, trong tháng 4/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do chưa bị tác động bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4 ước đạt hơn 603 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng.

Thanh Hóa: Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I tăng 11,8%
Quý 1 năm 2025, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng trên 39.700 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 11,8% so với cùng kỳ.

Kinh tế tư nhân đóng góp gần 59% GRDP của Thanh Hóa
Đến nay, tỉnh Thanh Hóa có trên 21.000 doanh nghiệp và hơn 155.000 hộ kinh doanh đang hoạt động. Khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp gần 59% tổng sản phẩm của tỉnh.

Các cơ sở sản xuất, di ương hơn 1,8 tỷ con giống thủy sản
Từ đầu năm đến cuối tháng 4 năm 2025, các cơ sở giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã sản xuất và di ương hơn 1,8 tỷ con giống, cung cấp cho vụ xuân hè 2025.

Thanh Hóa: Doanh nghiệp thành lập mới tăng 36,7% so với cùng kỳ
Theo báo cáo của Sở Tài chính, lũy kế 4 tháng đầu năm 2025, trên địa bàn Thanh Hóa có 1.019 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 36,7% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 toàn quốc và dẫn đầu các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ.

Thanh Hoá đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
Đến ngày 16/4, giá trị giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 của tỉnh Thanh Hoá đạt 2.895 tỉ đồng, bằng 20,4% kế hoạch, cao hơn bình quân chung cả nước.

Agribank nâng quy mô gói tín dụng, đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Năm 2025, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về mở rộng và điều chỉnh quy mô Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản lên tối đa 100.000 tỷ đồng, Agribank tiếp tục đăng ký nâng quy mô tham gia chương trình lên đến 20.000 tỷ đồng, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư cho nông dân phát triển sản xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.