Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 - Yêu cầu cấp thiết trong tình hình mới
Hiện nay, Hiến pháp năm 2013 đang trong quá trình xem xét sửa đổi, bổ sung một số Điều và nhận được quan tâm rất lớn của dư luận xã hội và Nhân dân cả nước. Trong bối cảnh tình hình đất nước có nhiều thay đổi, với những cải cách mạnh mẽ về tổ chức bộ máy, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là yêu cầu cấp thiết, nhằm thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tạo hành lang pháp lý, để cụ thể hoá và triển khai thực hiện đồng bộ.
Kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 5 bản Hiến pháp; đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013. Mỗi một bản Hiến pháp ra đời đều mang dấu ấn của bối cảnh lịch sử, tình hình đất nước trong các giai đoạn khác nhau, nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Trong bối cảnh hiện nay, Đảng, Nhà nước đang chủ trương xây dựng hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và gần dân hơn. Để thực hiện chủ trương mới, mang tính đột phá này, yêu cầu trước hết là phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.

Ông Lê Đức Tùng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thanh Hoá
Ông Lê Đức Tùng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thanh Hoá cho biết, để thực hiện Nghị quyết của Trung ương về tinh gọn bộ máy, bỏ cấp trung gian là cấp huyện. Muốn thực hiện được điều này đặt ra vấn đề, đó là sửa đổi Hiến pháp theo hướng quy định chính quyền địa phương chỉ là hai cấp: cấp tỉnh và cấp xã. Tương tự như vậy về việc tinh gọn, tổ chức lại Mặt trận Tổ quốc và tổ chức đoàn thể đặt ra việc phải sửa đổi Điều 9, Điều 10 vì điều này liên quan tới những quy định của Hiến pháp và đạo luật gốc. Từ đó mới có thể thực hiện được quyết tâm chính trị rất lớn của Đảng.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Hiến pháp là đạo luật gốc, có giá trị pháp lý cao nhất; mọi văn bản luật, dưới luật không được phép trái với Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 quy định chính quyền địa phương được tổ chức theo mô hình 3 cấp gồm tỉnh, huyện, xã. Mô hình này đã tồn tại lâu đời tại Việt Nam nhưng đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy chính quyền địa phương 3 cấp thành 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp xã, bỏ cấp huyện, nhằm giúp giảm bớt tầng nấc trung gian, từ đó tăng hiệu quả quản lý và điều hành. Chính quyền địa phương sẽ có quyền tự chủ cao hơn, giúp giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh tại cơ sở. Việc tinh gọn bộ máy sẽ đi kèm với ứng dụng công nghệ thông tin, giúp cải thiện dịch vụ công và tăng tính minh bạch.

Để tạo cơ sở cho việc cải cách bộ máy chính quyền địa phương, Dự thảo Hiến pháp năm 2013 quy định: "Đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương". Cùng với việc tổ chức lại mô hình chính quyền địa phương; cơ cấu, tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cũng được điều chỉnh để phù hợp với mô hình, bộ máy mới.

Luật sư Nguyễn Hữu Giang, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hoá
Theo Luật sư Nguyễn Hữu Giang, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hoá, hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 với hai nội dung trọng tâm, đó là về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, về tổ chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp; liên quan đến vấn đề thứ hai đó là mô hình chính quyền hai cấp, trước đây, Hiến pháp năm 2013 đang thực hiện đến nay, đó là mô hình chính quyền ba cấp, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 sang chính quyền hai cấp là phù hợp hơn trong giai đoạn hiện nay.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Huyền, Phó Trưởng bộ môn Luật, khoa Lý luận Chính trị - Luật, Trường Đại học Hồng Đức cho biết, sau hơn 10 năm triển khai thi hành thì Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định được giá trị vững chắc của mình, tuy nhiên hiện nay, khi mà tình hình đất nước có những thay đổi, đặc biệt liên quan đến cải cách bộ máy nhà nước thì việc yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp để kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng là hoàn toàn phù hợp.

Sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt, nhưng vẫn cần phải tiếp tục chuyển biến và bứt phá để có thể hoàn thành các mục tiêu lớn đã đề ra. Việc sửa đổi Hiến pháp 2013 có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt, là yêu cầu khách quan, tất yếu, mang tính chất và ý nghĩa như một cuộc cách mạng, tháo gỡ điểm nghẽn của mọi điểm nghẽn, nhằm giải phóng mọi nguồn lực, tiềm năng của đất nước, của Nhân dân, đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Huyện Triệu Sơn sẵn sàng vận hành chính quyền cấp xã mới
Tại huyện Triệu Sơn, công tác chuẩn bị mọi điều kiện cho mô hình hoạt động chính quyền địa phương tại 8 xã mới đã và đang được gấp rút hoàn thiện. 8 xã này sẽ vận hành thử từ ngày 20/6 tới đây.

Tập huấn vận hành hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động chính quyền 2 cấp
Để chuẩn bị sẵn sàng cho việc vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, sáng ngày 12/6, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin, phần mềm dùng chung cho đội ngũ cán bộ, công chức khối UBND cấp xã trên toàn tỉnh. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 193 điểm cầu với gần 6.800 đại biểu tham dự.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang kiểm tra tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Sáng ngày 12/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang, Tổ trưởng Tổ công tác số 4 cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 của các đơn vị thuộc phạm vi phụ trách của Tổ công tác số 4 tại các huyện Cẩm Thủy, Thạch Thành. Đồng thời có buổi làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với chủ đầu tư khối sở, ngành và các huyện Thiệu Hóa, Mường Lát, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Triệu Sơn và thị xã Bỉm Sơn.

Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 12/6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Quốc hội biểu quyết thông qua việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh
Ngay sau khi thảo luận tại hội trường, trong buổi sáng 12/6, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

Tổng Bí thư: Đổi mới công tác tuyên giáo, dân vận đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần có lộ trình, bước đi phù hợp, quyết liệt để đổi mới công tác tuyên giáo, dân vận, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.

Thủ tướng gặp gỡ kiều bào tại Thụy Điển: "Tự lo được cho mình cũng là yêu nước"
Gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Điển, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong bà con làm việc tại Thụy Điển với trách nhiệm cao nhất như làm việc, đóng góp tại Việt Nam, "thành công của bà con là thành công của dân tộc, của đất nước", "tự lo được cho mình cũng là yêu nước" và Đảng, Nhà nước luôn quý trọng mọi đóng góp của bà con với đất nước.

Triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính
Chiều 11/6, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm triển khai một số nội dung liên quan đến nhiệm vụ cải cách hành chính. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng dự hội nghị tại đầu cầu Thanh Hóa.

Giao ban tổ công tác số 5 về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Sáng 11/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, Tổ trưởng tổ công tác số 5 của tỉnh đã chủ trì hội nghị giao ban về tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công của các ngành, đơn vị, địa phương.

Bắt đầu đợt 2 Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV
Ngày 11/6, Quốc hội bắt đầu tuần làm việc đầu tiên của đợt 2 kỳ họp thứ 9, xem xét, thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.