Sưu tầm và lưu giữ hiện vật liên quan đến sự kiện tập kết ra Bắc
Để chuẩn bị cho sự kiện kỉ niệm 70 năm cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc, một số bảo tàng trong cả nước đã tích cực tìm kiếm, sưu tầm tư liệu, hình ảnh và hiện vật liên quan. Các bảo tàng sẽ tập trung tổ chức trưng bày tư liệu, hình ảnh và hiện vật nhằm tái hiện giai đoạn lịch sử đầy gian khó nhưng son sắt nghĩa tình của 2 miền Nam - Bắc trong những năm tháng chiến tranh.
Chiếc vòng bằng vàng này là một kỉ vật vô cùng thiêng liêng đối với gia đình bà Nguyễn Bích Lan đang sinh sống tại Thành phố Cần Thơ. Đó là kỉ vật mà má chồng cô đã từng trao lại cho chồng cô là Đại tá Hồ Vinh Quang khi ông lên tàu ra Bắc tập kết vào năm 1954. Kỉ vật này đã được gia đình bà Lan trao tặng lại cho Bảo tàng Cà Mau. Đến thời điểm này, Bảo tàng tỉnh Cà Mau cũng đã tiếp nhận và tập hợp được trên 100 tư liệu, hình ảnh, hiện vật phục vụ cho công tác trưng bày vào tháng 11 tới đây.


Bà Nguyễn Thị Bích Lan, Học sinh miền Nam tại TP Cần Thơ
Bà Nguyễn Thị Bích Lan, Học sinh miền Nam tại TP Cần Thơ, cho biết: "Tôi nghĩ rằng, mình sẽ không bao giờ tiếp tục giữ mãi đến đời con, đời cháu nó cũng chỉ biết là giữ thôi nên không ý nghĩa gì. Nên nhân dịp 70 năm bảo tàng sưu tầm nên tôi gửi cho bảo tàng để sau này con cháu có về nhìn thấy vật kỉ niệm này của bà nội".
Để chuẩn bị cho kỉ niệm 70 năm cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Vĩnh Phúc tổ chức sưu tầm và trưng bày gần 300 hình ảnh, hiện vật về quá trình học tập, rèn luyện, trưởng thành của các thế hệ học sinh miền Nam trên đất Bắc từ năm 1954 đến 1975 tại Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh. Ngay sau triển lãm, Ban liên lạc học sinh miền Nam tiếp tục kêu gọi cựu học sinh miền Nam tại nhiều tỉnh thành tiếp tục trao tặng hàng trăm tư liệu, hiện vật và hình ảnh cho Bảo tàng TP Hồ Chí Minh.


Ông Nguyễn Thành Nhân, Ban liên lạc Học sinh miền Nam tại TP Hồ Chí Minh
Ông Nguyễn Thành Nhân, Ban liên lạc Học sinh miền Nam tại TP Hồ Chí Minh, cho biết: "Tôi nghĩ, mình giữ cũng được, nhưng giờ mình già rồi gửi lại cho bảo tàng để giáo dục thanh niên, học sinh. Ban liên lạc học sinh miền Nam cũng đã kêu gọi các thành viên gửi lại các kỉ vật, kỉ niệm, để trước mắt kỉ niệm cho 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc".
Bà Đoàn Thị Trang, Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: "Trong thời gian sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan đơn vị, như: Bảo tàng Hải Phòng, Bảo tàng Thanh Hóa và rất nhiều cơ quan đơn vị khác để chia sẻ thông tin về học sinh miền Nam. Chúng tôi tập trung ghi âm, ghi hình các nhân chứng để thấy trong những năm tháng chiến tranh các thế hệ "hạt giống đỏ" đã vươn lên trưởng thành xứng đáng và là động lực cho thể hệ trẻ sau này".

Trong nhiều tháng qua, Bảo tàng Thanh Hóa đã sưu tầm được gần 400 tài liệu, tư liệu hiện vật, kỷ vật và hình ảnh có giá trị liên quan đến quá trình đồng bào, cán bộ, chiến sỹ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc sinh sống, học tập, công tác và làm việc trên đất Bắc từ năm 1954 đến năm 1975. Các tài liệu, tư liệu hiện vật, kỉ vật và hình ảnh này sẽ được trưng bày theo 6 chủ đề tại Khu lưu niệm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc tại phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn. Đây là điểm nhấn trong chuỗi sự kiện kỉ niệm 70 năm cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc của tỉnh Thanh Hóa.


Ông Trịnh Định Dương, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá
Ông Trịnh Định Dương, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn do sự kiện lịch sử đã diễn ra cách đây 70 năm, lại trải qua thời kỳ chiến tranh nên các tư liệu, hiện vật gần như thất lạc, các nhân chứng lịch sử lại ở nhiều nơi, nhiều khu vực… Chúng tôi phải vào nhiều tỉnh ở phía Nam, các tỉnh ở phía Bắc và đến các bảo tàng trong cả nước để tìm kiếm và sưu tầm".

Khối lượng đồ sộ các tài liệu, tư liệu hiện vật, kỷ vật và hình ảnh mà các bảo tàng trong cả nước sưu tầm được sẽ phục vụ cho đợt cao điểm kỉ niệm 70 năm cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Kho tàng hiện vật vô giá này sẽ được các bảo tàng gìn giữ và phát huy để giáo dục cho thế hệ sau về giai đoạn lịch sử đầy biến động nhưng thể hiện sâu sắc nhất tinh thần đại đoàn kết của dân tộc.

Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới
Từ đầu năm đến nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,67 triệu lượt, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2024. Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới, được du khách quốc tế yêu thích và lựa chọn.

Đa dạng sản phẩm OCOP phục vụ mùa du lịch
Với hơn 600 sản phẩm ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, sản phẩm Ocop đang được nhiều khách du lịch lựa chọn làm quà cho mỗi chuyến đi. Vì vậy, để phục vụ mùa du lịch năm nay, các chủ thể Ocop trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung sản xuất hàng hóa để cung ứng cho thị trường.

Khu di tích lăng mộ vua Lê Dụ Tông – công trình kiến trúc tinh xảo
Dụ Tông Hòa Hoàng Đế là vị vua thứ 21 của vương triều Lê. Đời vua trị vì, đất nước tương đối thái bình, các hình phạt được giảm nhẹ, nhiều kỳ thi võ được tổ chức.

Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu
Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, dữ liệu tổng hợp từ công cụ theo dõi xu hướng du lịch Google Destination Insights cho thấy, Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu.

Đề nghị tăng cường bảo vệ các lăng mộ vua chúa
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản đề nghị tăng cường bảo vệ các khu lăng mộ vua chúa sau sự việc lăng một vua Lê Túc Tông bị xâm hại

Người phụ nữ giữ lửa văn hóa Thái ở vùng cao Thường Xuân
Tại bản Bèn, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), tiếng khung cửi rộn ràng trong một không gian nhỏ ấm áp, nơi những người phụ nữ Thái cần mẫn bên khung dệt, trao truyền từng nét hoa văn thổ cẩm, như kể lại câu chuyện bản làng bằng sắc màu những sợi chỉ. Đó là Tổ dệt thổ cẩm truyền thống mang tên “Táy Dó”, thành quả từ sự đồng lòng của cả cộng đồng, và đặc biệt là tâm huyết của người sáng lập. Đó là chị Vi Thị Luyến - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Xuân Lẹ - người đã âm thầm “giữ lửa” cho nghề xưa giữa cuộc sống hiện đại.

Chốn thơ mộng giữa lòng Hao Hao
Nằm nép mình bên hồ Hao Hao rộng lớn, hiền hoà, quanh năm xanh biếc một màu, không bao giờ vơi cạn, khu du lịch sinh thái Hao Hao Green Pine Hill là một điểm đến mới tại thị xã Nghi Sơn.

Việt Nam có 2 địa điểm lọt danh sách điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025
Theo Danh sách do Tạp chí Time Out của Anh vừa công bố, Việt Nam có hai điểm đến du lịch là Hà Giang và Hội An lọt vào top 44 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025, được đánh giá bởi những du khách giàu kinh nghiệm.

Những người “giữ lửa” văn hóa dân tộc Dao
Giữa nhịp sống hiện đại, vẫn có những con người lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ trang phục đến tiếng nói, chữ viết. Đó là cộng đồng người Dao tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Họ đang góp phần làm nên sức sống mãnh liệt của một nền văn hóa đang đứng trước không ít thử thách.

Cả nước đón 10,5 triệu lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Cục Du lịch Quốc gia (Bộ Văn hóa) cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ từ ngày 30/4 đến ngày 4/5, ngành Du lịch cả nước ước phục vụ khoảng 10,5 triệu lượt khách, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó có khoảng 6,5 triệu lượt khách có lưu trú.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.