SV FPT làm web hỗ trợ cứu nạn người dân vùng lũ
Nhận thấy những bất cập trong việc cứu trợ người dân vùng thiên tai khi các hoạt động diễn ra tự phát, đoàn tình nguyện gặp khó khi xác định vị trí cần cứu hộ..., nhóm nam sinh FPT Edu đã tạo một ứng dụng để góp phần giải quyết vấn đề này.
Thiên tai là điều không ai mong muốn và cũng không thể né tránh, nhưng bằng tình yêu thương, lòng san sẻ, chúng ta có thể phần nào khắc phục những hậu quả đau lòng. Năm 2020, miền Trung gồng mình trong mưa bão, lũ lụt liên tiếp, hứng chịu những thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản. Chứng kiến những gian nan vất vả của người dân nơi đây, nhiều cá nhân, tổ chức trên cả nước đã không quản ngại khó khăn, quyên góp tiền và nhu yếu phẩm để đến tận nơi, trao tận tay cho người dân vùng lũ.
Tuy nhiên, trong quá trình cứu trợ, do nhiều đoàn tình nguyện là tự phát nên không tránh khỏi những bất cập phát sinh. Ví dụ có người nhận được rất nhiều quà, tiền, có người lại không có do thông tin bị thiếu sót. Mặt khác, việc tổ chức đi trao quà tự phát cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, nhiều trường hợp lạc đường, bị thương trong quá trình di chuyển. Với mong muốn sử dụng công nghệ để khắc phục những vấn đề trên, nhóm 5 nam sinh Trường Đại học FPT Hà Nội gồm Nguyễn Ngọc Hiển, Nguyễn Tuấn Anh, Đinh Thế Hiệp, Nguyễn Tiến Thành, Trần Đức Nam đã quyết định nghiên cứu và phát triển đồ án mang tên "Ứng dụng hỗ trợ cứu nạn người dân vùng thiên tai" với nhiều tính năng tiện lợi và thiết thực.
Ứng dụng hiện được xây dựng trên nền tảng website, hướng đến 3 nhóm đối tượng sử dụng chính là Staff - nhóm quản lý thông tin thuộc đơn vị chủ quản ứng dụng), Rescuer - nhóm cứu trợ và Guest - người cần cứu trợ. Các cá nhân/tổ chức có nguyện vọng tham gia cứu nạn người dân vùng thiên tai chỉ cần đăng ký tài khoản trên hệ thống và Staff có trách nhiệm kiểm tra thông tin xem cá nhân/tổ chức đó có phù hợp với yêu cầu hay không.
"Về phía người dân vùng thiên tai, họ có thể gửi yêu cầu hỗ trợ đến hệ thống thông qua mẫu có sẵn trên web, hoặc gọi điện, nhắn tin thông qua số hotline. Ngay sau đó, thông tin của họ sẽ được cập nhật trên bản đồ và đoàn cứu trợ có thể nhìn thấy các yêu cầu chi tiết của người dân. Khi một cá nhân/tổ chức đã chọn vị trí cứu hộ thì những cá nhân/tổ chức khác không thể chọn nữa, điều này nhằm đảm bảo công tác cứu hộ được triển khai trên diện rộng và đều, không người dân nào bị bỏ quên.
Ngay trên bản đồ của web, người dân cũng có thể theo dõi xem vị trí phát tín hiệu cứu hộ của mình đã được ghi nhận hay chưa. Bản đồ này cũng tích hợp tính năng chỉ đường, hướng dẫn phương tiện và phương thức di chuyển phù hợp để công tác cứu hộ được thuận lợi và an toàn nhất" - Sinh viên Ngọc Hiển cho biết.
Cũng theo sinh viên này, điểm đặc biệt của ứng dụng này so với những sản phẩm đã có mặt trên thị trường trước nay đó là cung cấp bản đồ định vị và tính năng quản lý nhóm, quản lý kho hàng (nếu có) cho đoàn cứu trợ. Cụ thể, hệ thống sẽ cung cấp cho các cá nhân/tổ chức tình nguyện một trang để quản lý thông tin thành viên, thảo luận nhóm cũng như kiểm kê kho hàng hóa cứu trợ. Việc quản lý thông tin số thay vì làm theo phương pháp thủ công như vậy sẽ giúp đoàn tiết kiệm được tối đa công sức, thời gian, dễ dàng trong việc lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ và phân chia hàng hóa.
Hơn 4 tháng ăn, ngủ cùng đồ án, nhóm sinh viên ĐH FPT Hà Nội không chỉ tìm tòi, sáng tạo về công nghệ mà còn phải đi thực tế, liên hệ với những đoàn cứu trợ, tình nguyện tự phát để khảo sát xem họ gặp những vấn đề gì, kỳ vọng những tính năng nào cho một ứng dụng hỗ trợ cứu nạn thiên tai. Hiện tại, nhóm vẫn đang nghiên cứu phát triển thêm cho website một số tính năng mới, ví dụ như mở rộng đối tượng cần hỗ trợ cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.
"Cả nhóm hy vọng ứng dụng sẽ được nhận đầu tư để phát triển hoàn thiện và sớm đi vào ứng dụng thực tế trong tương lai. Việt Nam mình tuy không có điều kiện như các nước lớn nhưng chúng ta có một cộng đồng tình nguyện viên đông đảo, sẵn sàng vươn tay giúp những đồng bào đang gặp khó khăn và nhóm hy vọng ứng dụng này sẽ góp một phần công sức trong đó" - Nhóm sinh viên ĐH FPT Hà Nội chia sẻ.
Được biết, từ ngày 04 - 07/5/2021, sinh viên Đại học FPT Hà Nội tham gia Kỳ bảo vệ khóa luận tốt nghiệp học kỳ Spring 2021 tại campus Hòa Lạc. Đợt bảo vệ có sự góp mặt của gần 300 sinh viên và 74 đề tài khóa luận thuộc 8 ngành/chuyên ngành Khoa học máy tính, Thiết kế đồ họa, Kinh doanh quốc tế, Ngôn ngữ Nhật, An toàn thông tin, Tài chính ngân hàng; Tài chính doanh nghiệp, Kỹ thuật phần mềm, Marketing & Bizplan. Các đề tài trong lần bảo vệ tốt nghiệp này của sinh viên Đại học FPT Hà Nội hướng tới đa dạng các lĩnh vực trong đời sống như y tế, giáo dục, booking, tìm kiếm - quản lý thông tin, kết nối, đặc biệt có nhiều đề tài hướng tới giải quyết các vấn đề cấp thiết của xã hội như an toàn giao thông, hỗ trợ cứu nạn…
Linh Phương - Trường Thịnh/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024- 2025
Sáng ngày 19/12, trường THPT Chuyên Lam Sơn đã tổ chức Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024 - 2025.
Đại học Phenikaa đặt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo
Trong tầm nhìn chiến lược của mình, trường Đại học Phenikaa đặt mục tiêu lọt vào top 100 trường đại học tốt nhất châu Á vào năm 2035. Để làm được điều này, nhà trường tập trung vào công tác đào tạo, nghiên cứu nhằm tạo ra môi trường thực hành tốt nhất cho các sinh viên khi đang theo học tại đây.
Thi viết thư UPU - bồi đắp giá trị nhân văn trong tâm hồn
Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU được Liên minh Bưu chính thế giới phối hợp với UNESCO tổ chức thường niên dành cho thiếu niên trên toàn Thế giới từ 1971 đến nay, được phát động lần đầu tiên tại tỉnh Thanh Hóa vào năm 1990. Qua 34 năm tổ chức, với nhiều đề tài viết thư phong phú, phù hợp với lứa tuổi học sinh, cuộc thi đã có sức lan toả mạnh mẽ, tạo thành một đợt sinh hoạt văn hoá, giáo dục đạo đức, lối sống ý nghĩa trong các trường học trên địa bàn tỉnh.
Phenikaa giành giải Nhì tại cuộc thi Olympic Vật lý toàn quốc 2024
Tại cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc lần thứ XXVI, diễn ra tại Đại học Thái Nguyên, đội tuyển trường Đại học Phenikaa đã giành Giải Nhì toàn đoàn.
Từ năm 2025 sẽ có thêm tiêu chí xếp loại hạnh kiểm học sinh
Nghị định số 151/2024 của Chính phủ quy định: Từ ngày 1/1/2025, nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh.
Trường Đại học Hồng Đức trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2024
Sáng ngày 15/12, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2024 cho 349 nghiên cứu sinh và học viên tốt nghiệp năm 2024.
Huyện Quảng Xương gặp mặt động viên các học sinh đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2024 – 2025
Chiều 13/12, huyện Quảng Xương tổ chức buổi gặp mặt các đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa lớp 9, năm học 2024 - 2025.
6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Olympic Khoa học trẻ quốc tế 2024
Thông tin từ đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic khoa học trẻ quốc tế lần thứ 21 năm 2024 (IJSO 2024) tại Rumania cho biết, cả 6 học sinh Việt Nam đều đoạt giải với 5 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Cơ sở vật chất hiện đại – nền tảng nâng cao chất lượng đào tạo
Trong cuộc cách mạng giáo dục hiện đại, việc đầu tư cho cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ là yếu tố quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học. Đây cũng là lý do để trường đại học Phenikaa, Hà Nội nỗ lực đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, tạo môi trường học tập và nghiên cứu tuyệt vời, truyền cảm hứng cho các bạn sinh viên.
Tỉnh Thanh Hóa nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Năm 2024, ngành Giáo dục Thanh Hóa tiếp tục nỗ lực giữ vững vị trí trong tốp đầu cả nước về giáo dục mũi nhọn và nâng cao chất lượng đại trà, hoàn thành vượt chỉ tiêu đến năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.