Tác dụng phụ "chết người" của thụ tinh ống nghiệm
Nhiều phụ nữ đang gặp nguy hiểm bởi tác dụng phụ gây đau đớn và có thể chết người của thụ tinh ống nghiệm (IVF) với tỷ lệ một người mỗi tuần.
Số liệu thống kê riêng được trình trước Quốc hội Anh hồi đầu tháng này cho thấy từ tháng 10/ 2013 đến tháng 10 năm nay (2018) đã có 792 trường hợp phụ nữ cần vào viện điều trị vì OHSS. Bệnh nặng do các thuốc IVF mạnh gây ra đã đạt mức cao nhất trong vòng 7 năm qua.
Chỉ tính riêng năm 2017-18 đã có 52 phụ nữ Anh có chẩn đoán mắc OHSS nặng hoặc nguy kịch (gây huyết khối ở chân và phổi, mất nước do dịch ứ lại trong ổ bụng và khó thở do ứ dịch trong ngực); khoảng 1/3 phụ nữ bị OHSS nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng thuốc giảm đau.
Những phụ nữ bị OHSS nằm trong số các tai biến B cấp độ B gây tác hại nghiêm trọng. Những tai biến này ở các cơ sở IVF ở Anh, bao gồm cả các sự cố về thiết bị, đã tăng gần gấp đôi, từ 62 trong năm 2016/17 lên 116 trong năm 2017/18.
Các số liệu riêng biệt về OHSS được công bố để trả lời Quốc hội Anh cho thấy có 75 trường hợp nghiêm trọng tính đến ngày 14/11 năm nay.
Con số này đạt mức cao kỷ lục trong vòng 7 năm qua và nhiều hơn gấp đôi so với 34 trường hợp gặp trong năm 2014.Các số liệu thống kê đang làm dấy lên sự lo ngại rằng nhiều cơ sở điều trị vô sinh đang cho bệnh nhân sử dụng thuốc ở liều cao để kích buồng trứng sao cho bệnh nhân có thể tạo ra nhiều hơn một quả trứng bình thường mỗi tháng.

Nhiều phụ nữ đang gặp nguy hiểm bởi tác dụng phụ chết người của IVF
GS. Geeta Nargund, cố vấn chính về y học sinh sản tại Bệnh viện St George ở London và là giám đốc y khoa của CREATE Fertility, cho biết: “IVF là một quá trình đòi hỏi cả về mặt cảm xúc và thể chất của người phụ nữ, và điều quan trọng là chúng ta phải làm mọi cách có thể để giảm thiểu nguy cơ nhập viện vì OHSS”.
Trong khi một số chuyên gia tin rằng nhiều trứng hơn đồng nghĩa với nhiều cơ hội chúng sẽ được thụ tinh thành công và tạo ra những đứa trẻ khỏe mạnh, thì nhiều người cho rằng sản sinh quá nhiều trứng là nguy hiểm.
Người ta lo sợ phụ nữ đang bị bơm quá nhiều thuốc, với số liệu cho thấy một số người đã tạo ra hơn 71 trứng để làm IVF.
Tiến sĩ Neville Cobbe, một chuyên gia từng làm việc tại Đại học Liverpool, quan tâm đến OHSS, nói: 'Chắc chắn là không bình thường về mặt sinh lý loài người khi sản sinh hơn 40 trứng cùng một lúc, chứ đừng nói đến 70 trứng trong nhiều chu kỳ điều trị.
Các nghiên cứu đã xác định rằng tỷ lệ nhập viện do hội chứng quá kích buồng trứng tăng đáng kể nếu có hơn 20 trứng phát triển.
Một cuộc khảo sát bệnh nhân cho thấy gần 2/3 số người làm IVF tư phải trả nhiều hơn mức dự kiến, làm tăng thêm mối lo ngại về ngành công nghiệp IVF trị giá 320 triệu bảng Anh.
Hội chứng quá kích buồng trứng là gì?
Hội chứng quá kích buồng trứng, hay OHSS, khiến buồng trứng to lên nguy hiểm và trong trường hợp nghiêm trọng có thể khiến bệnh nhân bị khó thở do huyết khối trong phổi.
Nó xảy ra khi bệnh nhân được tiêm hoóc-môn để kích thích sự phát triển của trứng trong buồng trứng.
Quá nhiều thuốc nội tiết tố có thể khiến buồng trứng bị sưng và đau. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến tăng cân nhanh, đau bụng, nôn và khó thở.
Trong một số ít trường hợp, OHSS xảy ra sau khi điều trị vô sinh bằng thuốc uống hoặc thậm chí là tự phát.
Các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng mười ngày sau khi dùng thuốc tiêm. Trong trường hợp nhẹ, chúng có thể bao gồm:
• Đau bụng vừa phải
• bụng chướng hoặc tăng kích thước vòng eo
• Buồn nôn và nôn
• Tiêu chảy
• Tăng cân đột ngột hơn 3kg
Những triệu chứng này thường giảm trong vòng một tuần mà không cần điều trị.
Trong trường hợp nặng, các triệu chứng bao gồm:
• Tăng cân nhanh (15-20kg) trong vòng 5 - 10 ngày
• Đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn
• Huyết khối ở chân
• Giảm đi tiểu
• Khó thở
• Bụng căng hoặc to
Trong khoảng 1-2% các trường hợp, OHSS có thể đe dọa tính mạng và dẫn đến:
• Ứ dịch trong bụng hoặc ngực
• Huyết khối
• Suy thận
• Xoắn buồng trứng
• Vỡ nang nang buồng trứng, dẫn đến chảy máu
• Khó thở
• Sẩy thai
• Tử vong
Những người bị nặng có thể cần truyền dịch tĩnh mạch trong bệnh viện và thuốc để ức chế hoạt động buồng trứng.
Phẫu thuật có thể cần thiết nếu u nang buồng trứng vỡ, cũng như thuốc chống đông máu nếu có huyết khối.
Nguyên nhân chính xác của OHSS vẫn chưa được biết nhưng được cho là do hoóc-môn HCG, chất kích hoạt giải phóng trứng.
Các mạch máu buồng trứng phản ứng bất thường với HCG và bắt đầu thoát dịch, gây ra sưng có thể di chuyển vào bụng.
Cẩm Tú/ Dân trí
Đọc thêm

Từ 1/7/2025 người dân được mở rộng quyền lợi khi khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Ngày 1/7, hàng loạt chính sách mới mang tính đột phá trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 chính thức có hiệu lực. Những thay đổi này không chỉ mở rộng quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế mà còn thể hiện quyết tâm thực hiện công bằng y tế, chăm sóc sức khỏe toàn dân một cách thiết thực và bền vững.

Người dân được cấp sổ bảo hiểm xã hội điện tử chậm nhất vào ngày 1/1/2026
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164 ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Theo đó, sổ bảo hiểm xã hội bản điện tử là sổ bảo hiểm xã hội được Bộ Tài chính tạo lập bằng phương tiện điện tử, chứa đựng thông tin như sổ bảo hiểm xã hội bản giấy và có thể thay thế sổ bảo hiểm giấy trong các giao dịch giữa người dân và cơ quan Nhà nước có liên quan.

Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7, chiều ngày 30/6, Bảo hiểm xã hội Khu vực VI phối hợp với Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chương trình thu hút hàng trăm cán bộ, nhân viên ngành BHXH, y tế và bệnh nhân của các cơ sở y tế gia.

Khảo sát chuẩn bị triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035
Chiều ngày 30/6, tại huyện Triệu Sơn, Đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành y tế Thanh Hóa về việc triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035.

Những lưu ý điều trị bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, có thể thành dịch lớn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để thăm khám và được tư vấn, điều trị kịp thời.

Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè
Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao và mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Bác sĩ phải thi đánh giá năng lực hành nghề từ năm 2027
Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh đối với các bác sĩ trên toàn quốc từ ngày 1/1/2027. Đây là thông tin được đưa ra tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ việc liên quan đến lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần, gây bức xúc trong xã hội. Đặc biệt, có hiện tượng làm giả bệnh án tâm thần nhằm trục lợi hoặc giúp các đối tượng phạm tội trốn tránh, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bộ Y tế yêu cầu siết chặt quản lý toàn hệ thống. Người đứng đầu đơn vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra sai phạm.

Bản tin Sức khỏe 28/6/2025
Bản tin Sức khỏe 28/6/2025 có những nội dung chính sau: - Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần - Thanh Hoá có thêm 4 bệnh viện đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử - Thiếu máu cấp cứu, điều trị bệnh, Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khoẻ tham gia hiến máu

Bệnh sốt xuất huyết không còn xảy ra theo chu kỳ
Các chuyên gia y tế khuyến cáo Bệnh sốt xuất huyết không còn bùng phát dịch theo chu kỳ 5 năm/lần. Hiện nay, bệnh xảy ra quanh năm và diễn biến ngày càng khó lường. Vì vậy, rất cần các giải pháp tổng thể, thống nhất và bền bỉ thì chiến lược kiểm soát dịch mới thực sự phát huy hiệu quả lâu dài.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.