ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Tác dụng tích cực của trà hoa cúc đối với sức khỏe

Không chỉ có vị thơm ngon khi thưởng thức, trà hoa cúc có công dụng giúp người uống có một giấc ngủ ngon, giảm streess và làm đẹp da một cách hiệu quả.

28/03/2022 11:17

Tác dụng tích cực của trà hoa cúc đối với sức khỏe

Trà hoa cúc được ưa chuộng sử dụng nhờ vào các ưu điểm, lợi ích mang đến cho sức khỏe. Ảnh: Xinhua

Trà hoa cúc được xem như là một loại trà tốt, mang lại tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Là loại trà thảo mộc, có vị ngọt, hơi đắng với thành phần chính là hoa cúc khô giúp giải được độc tố trong cơ thể, làm mát gan…

Do đó, việc sử dụng trà hoa cúc thường xuyên, từ 4 – 5 cốc/ tuần sẽ giúp cơ thể được thanh lọc, hạn chế mọc mụn, giúp làn da trở nên láng mịn, hồng hào một cách tự nhiên.

Theo một số chuyên gia sức khoẻ, sử dụng trà hoa cúc cũng giúp hạn chế các hiện tượng như chóng mặt, nhức đầu, đau mắt… Còn đối với những người làm văn phòng, thường xuyên bị căng thẳng do áp lực công việc, uống trà hoa cúc cũng sẽ giúp cho tinh thần thư giãn, giảm stress.

Trà hoa cúc cũng giúp người dùng giảm stress, . Ảnh: Xinhua

Trà hoa cúc cũng giúp người dùng giảm stress, làn da thêm mịn màng. Ảnh: Xinhua

Ngoài ra, trong trà hoa cúc có chứa nhiều vitamin A, B6, B9, C cùng một số khoáng chất như sắt, đồng, manga, kali, canxi… - tất cả đều là những hợp chất tốt cho cơ thể khi được hấp thụ.

Đặc biệt, uống trà hoa cúc cũng làm tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như chống lại vi khuẩn, ngăn ngừa thiếu máu, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch nhờ vào việc kích thích tế bào, tăng lưu lượng máu và gián tiếp giúp chữa lành các mao mạch, hạn chế việc tăng huyết áp và lượng cholesterol hiệu quả.

Theo kết quả nghiên cứu từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA), trong một số trường hợp cụ thể, việc uống trà hoa cúc thậm chí còn giúp kiểm soát được lượng đường trong máu cũng như bảo vệ các tế bào, chống lại ung thư nhờ vào lượng chất apigenin dồi dào.

Cách sử dụng trà hoa cúc cũng khá đơn giản, nên ưu tiên sử dụng loại trà hoa cúc khô, thả từ 3 – 5 bông hoa vào trong nước, đổ nước sôi vào hãm khoảng 3 đến 4 phút trước khi thưởng thức. Tuy nhiên, chỉ nên uống tối đa 1 cốc/ ngày, hạn chế uống quá nhiều sẽ bị phản tác dụng gây buồn nôn, sưng họng, khó thở hay tệ hơn là sốc phản vệ.

Đặc biệt, cần tránh sử dụng trà hoa cúc chung với các loại thuốc làm đông máu vì trong hoa cúc có chứa chamomile – một loại hợp chất làm loãng máu. Ngoài ra cũng cần lưu ý trà hoa cúc sẽ không thích hợp sử dụng đối với những người bị dị ứng phấn hoa, lá cây.

Theo Báo Lao động


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Bảo vệ sức khỏe học sinh trong thời tiết nắng nóng

Bảo vệ sức khỏe học sinh trong thời tiết nắng nóng

18:16 , 18/05/2025

Mùa hè năm nay được dự báo sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh, các trường học trên địa bàn huyện Hà Trung đã triển khai nhiều biện pháp phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

Từ 1/7/2025, sổ sức khoẻ điện tử thay thế giấy tờ trong khám, chữa bệnh

Từ 1/7/2025, sổ sức khoẻ điện tử thay thế giấy tờ trong khám, chữa bệnh

08:19 , 18/05/2025

Từ ngày 1/7/2025, sổ sức khỏe điện tử sẽ chính thức thay thế các loại giấy tờ liên quan trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Đây là quy định mới trong Nghị định 102/2025 vừa được Chính phủ ban hành về quản lý dữ liệu y tế.

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa

Gia tăng bệnh nhân mắc ung thư đường tiêu hóa

18:15 , 17/05/2025

Tại Thanh Hoá, số bệnh nhân mắc mới các bệnh ung thư đường tiêu hoá tăng nhanh trong những năm gần đây. Trong đó, 2 bệnh ung thư đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc mới cao nhất là: Ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè

Phòng chống dịch bệnh trong mùa hè

18:05 , 17/05/2025

Mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển, làm tăng nguy cơ phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Như Xuân: Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm

Như Xuân: Diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm

09:08 , 17/05/2025

Tại Trạm Y tế xã Bình Lương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Như Xuân vừa tổ chức “Diễn tập điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại bữa cỗ tập trung đông người trên địa bàn huyện”.

Chủ động phòng chống bệnh giun rồng

Chủ động phòng chống bệnh giun rồng

08:05 , 17/05/2025

Việt Nam vừa phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng. Hiện tại các triệu chứng của bệnh chỉ được phát hiện khi giun chui ra khỏi cơ thể người bệnh. Cùng với đó, bệnh cũng chưa có thuốc đặc trị bệnh. Phương pháp duy nhất trên thế giới đang áp dụng là loại bỏ toàn bộ con giun ra khỏi cơ thể người.

Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh hen khoảng 3,9%  dân số

Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh hen khoảng 3,9% dân số

18:40 , 16/05/2025

Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh hen trung bình khoảng 3,9% dân số, tương đương khoảng 4 triệu người. Đáng chú ý, mỗi năm có khoảng 3.000 - 4.000 người tử vong do căn bệnh này.

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành

18:36 , 16/05/2025

Thông tin về hàng chục nghìn ca mắc COVID-19 tại nhiều quốc gia những ngày gần đây khiến không ít người dân lo ngại. Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo các biện pháp phòng dịch phù hợp trong bối cảnh COVID-19 vẫn là bệnh lưu hành.

Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Gia tăng ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ

07:40 , 16/05/2025

Bộ Y tế cho biết chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận gần 15.000 ca mắc tay chân miệng. Đáng chú ý, số ca tăng mạnh từ tháng 3 và tháng 4, cao gấp đôi hai tháng trước cộng lại.

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế

Thống nhất, đồng bộ trong quản lý dữ liệu y tế

07:04 , 16/05/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102 quy định quản lý dữ liệu y tế. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đối với quản lý dữ liệu y tế, tạo sự thống nhất, đồng bộ các nội dung về tạo lập, thu thập, kết nối, chia sẻ, sử dụng và quản lý dữ liệu y tế.