Tác hại việc xem quá nhiều tivi không phải ai cũng biết
Các nghiên cứu từ Đại học Y Harvard cho thấy, 78% người dành hơn 4 tiếng xem Tivi xuất hiện tình trạng ngáy ngủ, và nghiêm trọng hơn là hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Theo các nhà khoa học ước tính, có khoảng 1 tỉ người trong độ tuổi từ 30 - 69 trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi chứng ngưng thở khi ngủ từ nhẹ tới nặng.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là tình trạng các mô mềm trong đường thở bị sụp và làm kín đường thở trong khi ngủ. Hiện tượng này dẫn đến việc hít thở bất thường, ngáy ngủ và làm gián đoạn giấc ngủ. Nếu không được điều trị một cách cẩn thận, hội chứng này có thể dẫn tới các biến chứng vô cùng nguy hiểm như gia tăng nguy cơ ung thư, tăng nhãn áp, đau tim, cao huyết áp, đột quỵ hay tiểu đường.
Xem Tivi quá nhiều có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Ảnh: AFP
Mới đây, các nhà nghiên cứu tới từ Đại học Y Harvard (Boston, Mỹ) đã tìm ra sự liên hệ giữa việc dành quá nhiều thời gian xem Tivi và chứng ngưng thở khi ngủ. Cụ thể, sau khi quan sát 138,000 người trong một khoảng thời gian từ 10-18 năm, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, những ai dành hơn 4 tiếng mỗi ngày trước màn hình Tivi có nguy cơ gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ nhiều hơn 78% những người còn lại.
“Chúng tôi đã nhận thấy một sự liên hệ rõ ràng giữa việc ít hoạt động thể chất và nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Những người tuân thủ hướng dẫn hoạt động thể chất của Tổ chức Y tế Thế giới là dành ít nhất 150 phút hoạt động vừa phải mỗi tuần và dành ít hơn 4 tiếng mỗi ngày xem Tivi ít bắt gặp hội chứng này hơn đáng kể.
Quan trọng hơn, nghiên cứu chỉ ra rằng, bất kỳ sự gia tăng hoạt động thể chất nào hoặc giảm thời gian ngồi ì trước màn hình đều làm giảm nguy cơ phát triển chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Không những vậy, việc xem Tivi quá nhiều còn đi liền với việc tăng cân, một yếu tố khác gia tăng khả năng mắc chứng ngưng thở khi ngủ.” – Giáo sư Tianyi Huang, người đứng đầu nhóm nghiên cứu chia sẻ
Trong thời gian đầu tiên tham gia nghiên cứu, không ai trong số 138.000 tình nguyện mắc chứng ngưng thở khi ngủ, nhưng đến cuối nghiên cứu, 8.733 người đã trải qua tình trạng này. Sau khi loại trừ các yếu tố tiềm ẩn như tuổi tác, chỉ số cơ thể và sử dụng rượu; các nhà khoa học nhận thấy những người tham gia hoạt động thể chất ít hơn có nguy cơ phát triển chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn rõ rệt.
Cụ thể, những người dành hơn 4 tiếng mỗi ngày để xem Tivi có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn 78% so với những người có vận động đều đặn, trong khi những người công việc bàn giấy có nguy cơ mắc cao hơn 49%.
“Ngưng thở khi ngủ là một hội chứng rối loạn phổ biến, ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống. Dù hội chứng này có thể được điều trị bằng các phương pháp tiên tiến, nhưng lại có rất ít nghiên cứu về việc phòng chống nó.
Nghiên cứu của Đại học Y Havard đã chỉ ra rằng, việc duy trì lối sống tích cực có thể phòng ngừa đáng kể chứng ngưng thở khi ngủ, và điều đáng khích lệ là dù chỉ tăng một chút hoạt động thể chất hoặc giảm số giờ ít vận động cũng có thể gặt hái được những lợi ích tuyệt vời” – Ông Anita Simonds, Chủ tịch Hiệp hội Hô hấp Châu Âu cho biết.
Theo Báo Lao động
Đọc thêm

Tăng tốc triển khai bệnh án điện tử
Trước yêu cầu bắt buộc của Bộ Y tế, các bệnh viện trên cả nước đang tăng tốc triển khai bệnh án điện tử nhằm hoàn thành trước ngày 30/9/2025. Đây không chỉ là một mốc kỹ thuật mang tính hành chính, mà còn phản ánh bước chuyển của ngành y trong cách tiếp cận dữ liệu, tổ chức khám chữa bệnh và quản trị theo hướng hiện đại.

“Giờ vàng” điều trị đột quỵ
Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Hơn 50% trong số đó bị tử vong và chỉ có khoảng 10% những người sống sót có thể phục hồi hoàn toàn, không có di chứng và không phải phụ thuộc vào người khác. Đáng chú ý, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Tại Thanh Hoá, những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc đột quỵ tăng khá nhanh. Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm, có khoảng trên 8.000 bệnh nhân mắc đột quỵ.

Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn còn tiềm ẩn, có thể bùng tại một số địa phương, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi.

Hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Từ 1/7/2025 người dân được mở rộng quyền lợi khi khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Ngày 1/7, hàng loạt chính sách mới mang tính đột phá trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 chính thức có hiệu lực. Những thay đổi này không chỉ mở rộng quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế mà còn thể hiện quyết tâm thực hiện công bằng y tế, chăm sóc sức khỏe toàn dân một cách thiết thực và bền vững.

Người dân được cấp sổ bảo hiểm xã hội điện tử chậm nhất vào ngày 1/1/2026
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164 ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Theo đó, sổ bảo hiểm xã hội bản điện tử là sổ bảo hiểm xã hội được Bộ Tài chính tạo lập bằng phương tiện điện tử, chứa đựng thông tin như sổ bảo hiểm xã hội bản giấy và có thể thay thế sổ bảo hiểm giấy trong các giao dịch giữa người dân và cơ quan Nhà nước có liên quan.

Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7, chiều ngày 30/6, Bảo hiểm xã hội Khu vực VI phối hợp với Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chương trình thu hút hàng trăm cán bộ, nhân viên ngành BHXH, y tế và bệnh nhân của các cơ sở y tế gia.

Khảo sát chuẩn bị triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035
Chiều ngày 30/6, tại huyện Triệu Sơn, Đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành y tế Thanh Hóa về việc triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035.

Những lưu ý điều trị bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, có thể thành dịch lớn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để thăm khám và được tư vấn, điều trị kịp thời.

Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè
Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao và mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.