Tầm soát các bệnh về mắt đối với bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên toàn cơ thể. Nhưng Có một biến chứng âm thầm nhưng rất nguy hiểm của bệnh đái tháo đường dễ bị bỏ qua là biến chứng về mắt, khiến cho bệnh nhân suy giảm thị lực nhanh chóng, nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời có thể mất thị lực hoàn toàn.
Có 2 biến chứng về mắt thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường đó là: bệnh glocom và bệnh võng mạc đái tháo đường. Đây là những căn bệnh gây giảm thị lực nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến mù lòa. Điều đáng lo ngại là mới chỉ có khoảng 20 – 30% bệnh nhân glocom và võng mạc đái tháo đường được phát hiện ở giai đoạn sớm. Đa phần bệnh nhân chỉ đến khám khi bệnh đã diễn tiến nặng, thị lực bị ảnh hưởng nhiều.
Thạc sĩ, Bác sỹ Lê Việt Cường, Trưởng Khoa Đáy mắt – Màng bồ đào, Bệnh viện Mắt tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Những đối tượng có nguy cơ bệnh võng mạc đái tháo đường là những người bị tiểu đường không kiểm soát được, những người cao huyết áp. Đối với những người đái tháo đường tuýp 1 nên khám định kỳ, kiểm tra về mắt 5 năm 1 lần. Đối với những người đái tháo đường tuýp 2 hoặc tiểu đường do thai kỳ thì định kỳ 3-4 tháng kiểm tra mắt 1 lần".
Với mục đích phát hiện sớm, điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng cho bệnh nhân, mới đây, Bệnh viện Mắt tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khám sàng lọc, tầm soát bệnh glocom và võng mạc đái đáo đường cho các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Thanh Hóa. Đây là những đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh về mắt. Theo thống kê của ngành y tế, Việt Nam hiện có khoảng 7 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, trong đó có gần 40% có biến chứng ở mắt.
Bà Trần Thị Thu, Xã Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tôi bị tiểu đường 14 năm. Hôm nay được sang Bệnh viện Mắt khám, phát hiện bị võng mạc đái tháo đường nhưng mới bị nên không phải phẫu thuật chỉ phải nhỏ thuốc điều trị".
Ông Vi Văn Lưng, Xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Tôi bị đái tháo đường, điều trị tại Bệnh viện Nội tiết. Hôm nay được sang đây khám, siêu âm, chụp chiếu về mắt. rất may không bị bệnh gì về mắt nhưng cũng đã đuộc các bác sĩ hướng dẫn nhiệt tình cách chăm sóc mắt…".
Thị lực thường bị giảm sút rất nhanh khi mắc các bệnh về mắt. Nhiều bệnh về mắt thường không có triệu chứng rõ rang ở giai đoạn đầu, chỉ có thể phát hiện khi đi khám bệnh. để bảo vệ sức khoẻ đôi mắt, mỗi người cần đi khám mắt định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần, nhằm phát hiện sớm các vấn đề về mắt để có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả.
Các ổ dịch bệnh bạch hầu nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát
Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, Việt Nam ghi nhận 10 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 2 trường hợp tử vong. Các ổ dịch chủ yếu xảy ra ở khu vực vùng sâu, vùng xa, những nơi điều kiện cung cấp vaccine tiêm chủng mở rộng còn khó khăn nên tạo vùng lõm tiêm chủng.
Thanh Hóa: Số ca mắc sởi vẫn tiếp tục gia tăng mạnh
Tại Thanh Hoá, số trẻ mắc bệnh sởi vẫn tiếp tục tăng mạnh. Ngành y tế khuyến cáo nếu không đẩy mạnh các giải pháp phòng chống dịch bệnh thì nguy cơ bùng phát dịch sởi là rất lớn.
Những điều cần biết về bệnh đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể là bệnh lý về mắt phổ biến ở người cao tuổi và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa. Bệnh có thể điều trị rất hiệu quả bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Để có cái nhìn tổng quát về bệnh đục thủy tinh thể, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Việt Cường, Trưởng khoa Đáy mắt – Màng bồ đào, Bệnh viện Mắt Thanh Hóa.
Các địa phương cần tăng cường biện pháp phòng, chống bệnh sởi
Thời gian qua, các địa phương trong cả nước đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi theo kế hoạch. Đến nay, gần 961.800 trẻ tại 31 tỉnh, thành phố đã tiêm vaccine này. Tuy nhiên, một số tỉnh, thành phố vẫn chưa đảm bảo tiến độ tiêm chủng. Trước tình hình trên, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh sởi.
Bổ sung điều kiện thanh toán bảo hiểm y tế trong chẩn đoán, điều trị ung thư
Thông tư 39 của Bộ Y tế vừa được ban hành, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với một số điểm mới tăng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, trong đó có bổ sung điều kiện thanh toán một số kỹ thuật trong chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư.
Ngày hội hiến máu tình nguyện tại huyện Thường Xuân
Trong hai ngày 26 và 27/11, Ban Chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện huyện Thường Xuân phối hợp với Ban Chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện tỉnh và Trung tâm huyết học truyền máu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2024.
Khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm bù vaccine sởi cho trẻ chưa được tiêm
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi, trong đó yêu cầu các đơn vị có liên quan khẩn trương rà soát đối tượng, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ các mũi vaccine phòng bệnh sởi.
Kháng thuốc là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tình trạng kháng thuốc kháng sinh là "sát thủ vô hình", trực tiếp cướp đi sinh mạng của 1,3 triệu người và là yếu tố góp phần gây ra 5 triệu ca tử vong khác mỗi năm. Tổ chức Y tế thế giới dự báo đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm.
Chú trọng đảm bảo dinh dưỡng để trẻ mầm non phát triển toàn diện
Thời gian qua, cùng với việc chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá cũng luôn quan tâm nhiều hơn đến vấn đề dinh dưỡng và bổ sung sữa trong từng bữa ăn bán trú, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất tinh thần và trí tuệ.
Thời tiết thay đổi: Gia tăng bệnh nhi nhập viện
Thời tiết thay đổi thất thường, chênh lệch nhiệt độ trong ngày cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, số lượng bệnh nhi đến khám và điều trị tăng mạnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.