ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Tầm soát phát hiện sớm bệnh đục thuỷ tinh thể

Đục thủy tinh thể là bệnh lý về mắt phổ biến ở người cao tuổi và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa. Bệnh có thể điều trị rất hiệu quả bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh lý này nếu phẫu thuật muộn, nguy cơ biến chứng sẽ rất cao.

Thùy Dung - Cao Tùng

04/03/2024 19:52

Bệnh đục thủy tinh thể có diễn tiến chậm, biểu hiện ban đầu là khi ra ánh sáng, mắt sẽ khó chịu nhưng không bị đau nhức, nhìn một vật thành hai hoặc ba. Sau đó, bệnh nặng hơn, mắt như nhìn qua một lớp kính mờ, chỉ thấy một điểm đen cố định trên nền mắt sáng. 

Tầm soát phát hiện sớm bệnh đục thuỷ tinh thể - Ảnh 1.

Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể đeo kính hỗ trợ, nhưng nếu đục thủy tinh thể nhiều, bệnh nhân cần được phẫu thuật để cải thiện thị lực nếu không sẽ dẫn đến mù loà.

Hiện nay, phẫu thuật phaco là phương pháp tối ưu nhất trong điều trị bệnh đục thuỷ tinh thể.

Tầm soát phát hiện sớm bệnh đục thuỷ tinh thể - Ảnh 2.

Bác sĩ CKI Trịnh Xuân An, Trưởng khoa Chấn thương - Chỉnh hình, Bệnh viện Mắt Thanh Hoá

Bác sĩ CKI Trịnh Xuân An, Trưởng khoa Chấn thương - Chỉnh hình, Bệnh viện Mắt Thanh Hoá cho biết: "Nếu phát hiện sớm thì việc điều trị đục thuỷ tinh thể rất đơn giản, đem lại thị lực tốt, hiệu quả sau mổ là nhanh chóng. Còn nếu phát hiện đục thuỷ tinh thể muộn thì khả năng thay thuỷ tinh thể sau này đem lại thị lực không tốt cho bệnh nhân, cuộc mổ kéo dài và để lại di chứng, biến chứng"

Nguyên nhân gây bệnh đục thủy tinh thể là kết hợp của nhiều yếu tố như: sự lão hoá của cơ thể; môi trường sống ô nhiễm nhiều tia tử ngoại, khói bụi, vi khuẩn; người mắc các bệnh về mắt tái phát nhiều lần; người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì; tác dụng phụ của một số thuốc như corticoid, thuốc hạ mỡ máu, thuốc chống loạn nhịp tim; do dinh dưỡng kém.

Tầm soát phát hiện sớm bệnh đục thuỷ tinh thể - Ảnh 3.

Hiện nay, rất nhiều người dân, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi vẫn chủ quan với các bệnh lý về mắt. Nhiều người bị đục thủy tinh thể chỉ đến khám ở giai đoạn muộn, khi thị lực suy giảm nghiêm trọng hoặc đã mất hẳn thị lực, nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn, tốn kém chi phí và phải đối mặt với nguy cơ biến chứng cao.

Tầm soát phát hiện sớm bệnh đục thuỷ tinh thể - Ảnh 4.

Bác sĩ CKI Trần Thị Hà Ngọc, Phó Giám đốc, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt Bình Tâm, tỉnh Thanh Hoá

Bác sĩ CKI Trần Thị Hà Ngọc, Phó Giám đốc, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt Bình Tâm, tỉnh Thanh Hoá: "Đục thủy tinh thể gây ra rất nhiều hậu quả như tăng nhãn áp tại mắt, viêm màng bồ đào, gây viêm mù lòa hẳn một bên mắt và không thể điều trị được nữa".

Một đôi mắt khỏe mang lại cuộc sống chất lượng hơn. Bởi vậy, người dân cần khám mắt định kỳ ở cơ sở chuyên khoa mắt. Khám và điều trị ngay khi mắt có những dấu hiệu bất thường.

Nguồn: Thời sự tối 04/03/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng

Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng

08:24 , 23/07/2024

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng trên địa bàn.

WHO cảnh báo mối đe dọa đại dịch sốt xuất huyết

WHO cảnh báo mối đe dọa đại dịch sốt xuất huyết

08:19 , 23/07/2024

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo mối đe dọa đại dịch sốt xuất huyết khi số ca mắc sốt xuất huyết đang gia tăng nhanh trên thế giới. Đến nay, đã có hơn 90 quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận sự xuất hiện của bệnh sốt xuất huyết, trong đó có những nước trước đây chưa từng bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.

Chương trình tiêm chủng mở rộng không đạt tiến độ

Chương trình tiêm chủng mở rộng không đạt tiến độ

10:19 , 22/07/2024

Thời tiết mùa hè nắng nóng, mưa nhiều và cũng là cao điểm mùa du lịch với nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Đây là những điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm có xu hướng lây lan. Trong khi đó, với những bệnh đã có vắc xin dự phòng thì tỷ lệ tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng lại không đạt tiến độ đề ra. Chính vì vậy, nguy cơ “dịch chồng dịch” luôn hiện hữu.

Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm các bếp ăn bán trú tại trường mầm non

Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm các bếp ăn bán trú tại trường mầm non

10:02 , 22/07/2024

Thời gian qua, nhiều trường mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đã thực hiện các giải pháp để đảm bảo an toàn thực phẩm trong các bếp ăn bán trú.

Kiểm soát lây nhiễm bệnh bạch hầu tại các cơ sở khám chữa bệnh

Kiểm soát lây nhiễm bệnh bạch hầu tại các cơ sở khám chữa bệnh

08:52 , 21/07/2024

Hiện tại, bệnh bạch hầu ở nước ta vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch trên diện rộng là thấp. Tuy nhiên, với tinh thần không chủ quan với dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho người bệnh, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường các giải pháp giám sát, kiểm soát lây nhiễm bệnh bạch hầu tại đơn vị.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa thông tin về clip phản ánh của người nhà bệnh nhân tử vong

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa thông tin về clip phản ánh của người nhà bệnh nhân tử vong

18:07 , 20/07/2024

Ngày 20/7, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện đoạn clip của người nhà bệnh nhân phản ánh việc tiếp đón, cấp cứu người bệnh chậm trễ tại trung tâm cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá. Ngay sau khi nắm bắt được thông tin, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa kiểm tra, xác minh báo cáo nhanh về Sở Y tế; họp hội đồng chuyên môn đánh giá quá trình đón tiếp, theo dõi và xử trí đối với trường hợp bệnh nhân nêu trên; xử lý các vi phạm (nếu có) theo quy định hiện hành.

Quy định pháp luật về đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Quy định pháp luật về đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế đã có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

10:38 , 20/07/2024

Bộ Y tế mới đây cho biết, quy định của pháp luật về đấu thầu đối với việc mua thuốc, vật tư, thiết bị y tế đã được ban hành kịp thời, đầy đủ, thống nhất và đồng bộ, trong đó có nhiều giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm thuốc, thiết bị y tế.

Báo động tình trạng lạm dụng corticoid trong điều trị

Báo động tình trạng lạm dụng corticoid trong điều trị

10:32 , 20/07/2024

Nhóm thuốc corticoid là nhóm thuốc chống viêm, giảm đau mạnh, chống dị ứng, ức chế miễn dịch; được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau… Do sự đa dạng trong tác dụng, corticoid thường được kê đơn và sử dụng rộng rãi, thậm chí rất nhiều người tự dùng các loại thuốc, chế phẩm có chứa corticoid mà không qua thăm khám của bác sỹ. Theo thống kê của Khoa Cơ xương khớp - Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá, tình trạng lạm dụng corticoid trong điều trị có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây và rất đáng báo động.

Tỷ lệ tiêm chủng vaccine có thành phần bạch hầu chỉ đạt 36%

Tỷ lệ tiêm chủng vaccine có thành phần bạch hầu chỉ đạt 36%

10:15 , 20/07/2024

Theo Kế hoạch Tiêm chủng mở rộng năm 2025 vừa được Bộ Y tế ban hành, từ đầu năm đến nay, tỷ lệ tiêm chủng hầu hết vaccine chưa đạt tiến độ.

Kiểm soát không để lây lan, bùng phát bệnh bạch hầu

Kiểm soát không để lây lan, bùng phát bệnh bạch hầu

10:00 , 20/07/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính mới đây đã ký Công điện chỉ đạo Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.