Tầm soát phát hiện sớm ung thư
Tại Thanh Hoá, mỗi năm có gần 8.000 bệnh nhân mắc ung thư mới được phát hiện. Thế nhưng, điều đáng tiếc là có tới hơn 60% bệnh nhân ung thư phát hiện ở giai đoạn muộn, khi bệnh đã diễn biến nặng, di căn.
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của y học, ung thư có thể phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Việc phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao cho người bệnh. Nhiều tổn thương ung thư có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm như: ung thư dạ dày, đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, tuyến giáp…Các bệnh lý ung thư khác nếu được phát hiện sớm cũng sẽ tăng hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, theo thống kê của các bệnh viện điều trị ung thư trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, có tới hơn 60% bệnh nhân ung thư đến giai đoạn 3, giai đoạn 4 mới được phát hiện, khi bệnh đã diễn biến nặng và di căn.


Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Quang Hưng, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Quang Hưng, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để phát hiện sớm thì yếu tố quan trọng là phải được tầm soát ung thư định kỳ. Tầm soát ung thư bao gồm việc khám bởi bác sĩ Chuyên khoa, chỉ định các xét nghiệm phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nguy cơ. Mục đích của tầm soát là để phát hiện sớm ung thư khi chưa có biểu hiện lâm sàng. Khi được phát hiện ở giai đoạn đầu thì điều trị sẽ hiệu quả tốt hơn".
Ung thư có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và giới tính. Đặc biệt, với xu hướng đối tượng mắc ung thư ngày càng trẻ hóa như hiện nay, mọi người dân nên có ý thức chủ động thăm khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ, ít nhất 1 lần/năm.

Gia tăng số người trẻ tuổi bị rối loạn tâm thần
Xã hội ngày càng phát triển thì áp lực cuộc sống, công việc và học tập ngày càng nhiều, khiến cho số người gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm thần ngày càng cao. Tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hoá, từ đầu năm đến nay ghi nhận số người trẻ tuổi gồm trẻ em, trẻ vị thành niên và người dưới 30 tuổi đến khám và điều trị các bệnh liên quan tới rối loạn tâm thần ngày càng nhiều.

Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi mới nhất
Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi. Tại hướng dẫn này có một số điểm mới, trong đó có xét nghiệm, phân cấp điều trị…

Bộ Y tế đề xuất về các đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine
Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân về việc Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao tại Việt Nam đạt trên 90%
Theo thông tin từ Bệnh viện Phổi Trung ương, tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao ở nước ta năm 2024 đạt trên 90%, cao hơn tỷ lệ 88% trên toàn cầu.

Ghi nhận hơn 42.000 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 42.400 trường hợp phát ban nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó đã có 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.

Công tác xã hội tại bệnh viện – Nơi nỗi đau được chia sẻ
Đối với lĩnh vực y tế, hoạt động công tác xã hội dù mới phát triển gần đây nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Với những việc làm ý nghĩa, giàu sức lan tỏa, những người làm công tác xã hội tại các bệnh viện đang bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua khó khăn để chiến đấy với bệnh tật.

Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp
Sáng ngày 25/3, Trung tâm Công tác xã hội – quỹ bảo trợ trẻ em, Sở y tế Thanh Hóa tổ chức tọa đàm kỷ niệm ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp”.

Thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng
Trung Tâm y tế huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân – Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi.

Phát hiện và điều trị sớm bệnh lao
Ngày 24/3 là Ngày Thế giới phòng chống lao. Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 11/30 quốc gia có số người mắc lao cao nhất trên thế giới. Cơ chế lây nhiễm của bệnh lao rất nguy hiểm vì vi khuẩn lao có thể lây truyền qua không khí, lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Vì vậy, phát hiện sớm, điều trị kịp thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây cho cộng đồng, là biện pháp kiểm soát và ngăn chặn bệnh lao tốt nhất.

Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa lần đầu tiên phẫu thuật nội soi u phổi
Dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện K, lần đầu tiên Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện ca phẫu thuật loại bỏ u phổi cho bệnh nhân bằng phương pháp nội soi. Đây là một kỹ thuật khó, hiện rất ít bệnh viện tuyến tỉnh trên cả nước thực hiện được.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.