ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Tàn khốc vay 8 triệu đồng trả 200 triệu đồng còn nợ 100 triệu đồng, cô gái quyết tự tử

Vay tiền qua app còn tàn khốc hơn cả tín dụng đen ngoài đời, với lãi suất cao phi lý, khiến nhiều người rơi vào thảm cảnh. Vay nhanh, vay dễ, không cần gặp mặt đang gây ra nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội.

03/12/2019 08:25

Khốn đốn vay qua app

Những quảng cáo mời gọi vay tiền qua app với nội dung hấp dẫn xuất hiện nhan nhản đang bủa vây người dùng mạng xã hội. Với vay tiền qua app, chỉ cần tải ứng dụng từ Google Play hoặc Appstore về điện thoại. Sau đó, để hoàn tất hồ sơ, người vay tiền cần cung cấp ảnh, CMND hoặc giấy phép lái xe và sổ hộ khẩu với số tài khoản ngân hàng. Như vậy, hồ sơ vay tiền qua app đã hoàn thành một cách đơn giản.

Sau khi hoàn tất hồ sơ, có thể vay được số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Số tiền vay sẽ được giải ngân vào tài khoản ngân hàng của người vay. Tất cả lịch trả nợ, số tiền phải trả hằng tháng sẽ được thông báo trên điện thoại của người vay qua app.

Các quảng cáo về dịch vụ vay tiền nhanh qua app đều nhấn mạnh rằng đây là dịch vụ cho vay mở. Bất cứ ai có điện thoại cũng có thể tự vay. Ngoài ra không cần bất cứ tài sản thế chấp nào được yêu cầu. Lãi suất phổ biến của cho vay qua app được quảng cáo dao động quanh mức 16%/năm.

 

Tàn khốc vay 8 triệu đồng trả 200 triệu đồng còn nợ 100 triệu đồng, cô gái quyết tự tử - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bất cứ ai có điện thoại cũng có thể tự vay tiền qua app.

Tuy nhiên, đây chỉ là chiêu trò bẫy người vay tiền và lách luật của những kẻ kinh doanh cho vay nặng lãi. Theo quy định, lãi suất cho vay tối đa không vượt quá 20%/năm, vì vậy các đối tượng này thường để mức thấp hơn. Song, ngoài ra họ tính rất nhiều loại phí vào, tổng cộng lãi suất vì thế có thể lên tới trên 1.000%/năm.

Chị Nguyễn Thanh Ngân, ở xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, kể rằng, cách đây 6 tháng, chị tình cờ nhận được tin nhắn cho vay tiền qua ứng dụng trên điện thoại di động, với lời giới thiệu hấp dẫn như: chỉ cần chuyển bản chụp giấy CMND, số tài khoản, không cần thế chấp, nhận tiền nhanh, lãi suất thấp, giao dịch qua điện thoại, nhận và trả tiền qua tài khoản,... nên chị đồng ý vay 5 triệu đồng, thời hạn 1 tháng. Sau khi hoàn tất thủ tục, tiền được chuyển ngay vào tài khoản cho chị. Vay 5 triệu đồng, nhưng khi giải ngân chị chỉ được nhận 3 triệu, 2 triệu đồng bị trừ gồm lãi suất của 1 tháng và phí các loại. Để trả dứt số nợ trong vòng 1 tháng, chị Ngân sẽ phải thanh toán đủ 5 triệu đồng. 

Hết 1 tháng, do chưa có tiền thanh toán, chị Ngân liên tục nhận được điện thoại của "nhân viên tín dụng" truy đòi nợ. Sau đó, các nhân viên này gợi ý chị vay của app khác, lấy tiền trả nợ. Cứ thế chị Ngân bị đưa vào "tròng", tiếp tục vay của các app sau để trả cho khoản vay trước. Tới nay số tiền gốc và "lãi" mà chị còn nợ là 90 triệu đồng dù trước đó chị đã trả được 60 triệu đồng.

Chị Ngân cho biết, khi vay tiền chị phải cho phép ứng dụng truy cập danh bạ, hình ảnh, cuộc gọi,... trong điện thoại của mình. Vì vậy, cứ không trả nợ đúng hẹn thì số điện thoại của chị, người thân trong gia đình, bạn bè liên tục bị khủng bố với những lời lẽ đe dọa, chửi rủa.

Đã có trường hợp phải tự tử để thoát nợ khi vay qua app. Chị Phạm Thị Tuyết Mai (24 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang) vay 8 triệu đồng từ app, sau đó phải trả gần 200 triệu đồng, cũng đã bị dụ với hình thức trên. Ban đầu, chị Mai vay 8 triệu đồng từ 4 app khác nhau. Nhưng đến hẹn không có tiền thanh toán, chị được giới thiệu vay các app khác để trả nợ. Từ 4 app vay tiền ban đầu, khoảng 2 tháng sau, chị Mai đã phải vay 64 app khác nhau. Chỉ từ vay 8 triệu đồng ban đầu, chị Mai đã phải vay hơn 200 triệu đồng trả nợ các app nhưng vẫn còn nợ gần 100 triệu đồng. Chịu không nổi với những khoản nợ từ trên trời rơi xuống, ngày 26/8/2019, chị Mai uống thuốc trừ sâu tự tử mong thoát kiếp bị truy đòi nợ nần, nhưng được người nhà phát hiện và đưa đến bệnh viện cứu chữa kịp thời.

Tàn khốc hơn

Nhiều người cần tiền gấp, thấy vay dễ dãi thường ít để ý tới “cái bẫy”, khi được giới thiệu vay qua nhiều app. Khi số tiền nợ ngày càng tăng lên, mới vỡ lẽ ra mình rơi vào vòng xoáy khó thoát. Khi câu chuyện chị Mai nhập viện vì tự tử bất thành, được đăng tải trên báo chí, nhiều người không khỏi bàng hoàng về hậu quả của tín dụng đen thời công nghệ.

 

Tàn khốc vay 8 triệu đồng trả 200 triệu đồng còn nợ 100 triệu đồng, cô gái quyết tự tử - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Hiện vẫn chưa có hành lang pháp lý cho hình thức vay tiền qua app

Đầu tháng 11/2019, Bộ Công an đã triệt phá một nhóm người Trung Quốc cho vay nặng lãi trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh phía Nam thông qua app. Nhóm này thuê người đứng tên giấy phép kinh doanh, đại diện pháp luật công ty rồi tạo ra ứng dụng app cho vay tiền trực tuyến như Vaytocdo, Moreloan, VD online với lãi suất lên đến 1.600%/năm. Chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 4/2019 đến lúc bị phát hiện, nhóm này đã cho vay 100 tỷ đồng qua 3 ứng dụng trên, với khoảng 60.000 giao dịch.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có trên 75% số người dân không được tiếp cận với các kênh dịch vụ tài chính chính thức, dù có nhu cầu rất lớn về vay vốn. Đặc biệt các khoản vay tiêu dùng quy mô nhỏ hiện nay đang bị các ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tín dụng bỏ qua và đây trở thành mảnh đất màu mỡ cho các tín dụng đen trục lợi.

Khi bị triệt phá nhiều bên ngoài đời thực, những kẻ cho vay nặng lãi đã nhanh chóng chuyển qua mạng xã hội, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và còn tàn khốc hơn trước. Đa số các nạn nhân của dịch vụ cho vay qua app tín dụng đen, đều khó có thể thoát ra khi đã vướng vào bẫy. Từ đó phát sinh các hệ lụy.

Luật sư Trương Thanh Đức, Công ty Luật Basico, nhận xét, hiện vẫn chưa có hành lang pháp lý cho hình thức vay tiền qua app. Do đó, về cơ bản người đi vay tiền thông qua app chính là tham gia tín dụng đen. Mức lãi suất cuối cùng của hình thức cho vay này cao một cách phi thực tế.

Trước sự tung hoành của các công ty cho vay trực tuyến, các chuyên gia kinh tế cho rằng kiểm soát chặt là điều cần thiết, đồng thời nhanh chóng xây dựng chính sách pháp luật để quản lý loại hình này. Hiện hoạt động cho vay qua app không hề được Ngân hàng Nhà nước cấp phép, chủ yếu đăng ký dưới dạng công tư vấn đầu tư, môi giới tài chính. Cho vay nhanh, vay dễ, không cần gặp mặt đã phát triển rầm rộ và đang gây ra nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội.

Theo Trần Thuỷ

VietnamNet


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát

Đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát

17:07 , 02/05/2024

Sau một thời gian điều tra, xác minh, làm rõ, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Nghi Sơn đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là nước giặt, nước rửa bát mang nhãn hiệu Thái Lan.

Bắt đối tượng chuyên phá container trộm cắp tài sản

Bắt đối tượng chuyên phá container trộm cắp tài sản

17:03 , 02/05/2024

Khoảng 19 giờ ngày 30/4/2024, Tổ tuần tra 282 Công an thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) phối hợp với bảo vệ Công ty TNHH Quyên Cường bắt quả tang đối tượng Lê Văn Linh, sinh năm 1993  trú ở xã Quỳnh Trang, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An đang có hành vi trộm cắp tài sản.

Nghi Sơn: Bắt giữ 2 đối tượng giả danh nhân viên Công ty sổ xố để lừa đảo

Nghi Sơn: Bắt giữ 2 đối tượng giả danh nhân viên Công ty sổ xố để lừa đảo

23:02 , 01/05/2024

Đội Cảnh sát hình sự, Công an thị xã Nghi Sơn vừa điều tra, làm rõ, bắt giữ 2 đối tượng: Nguyễn Hà Phương Anh, sinh năm 1993 ở Hà Đông, thành phố Hà Nội và Bùi Thị Hiền Vi, sinh năm 2005 ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Thêm 1 đối tượng sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ  chống đột quỵ giả bị khởi tố, bắt giam

Thêm 1 đối tượng sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ  chống đột quỵ giả bị khởi tố, bắt giam

10:20 , 25/04/2024

Ngày 23/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Nông Thị Hằng, sinh năm 1987 ở xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội về hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm.

Bắt 2 đối tượng mua bán trái phép chất ma túy

Bắt 2 đối tượng mua bán trái phép chất ma túy

10:16 , 25/04/2024

Ngày 24/4/2024, Đội CSĐT tội phạm về ma túy Công an thành phố Thanh Hóa đã điều tra, làm rõ và bắt giữ 2 đối tượng gồm: Mai Trọng Thiết, sinh năm 1988 và Mai Trọng Đạt, sinh năm 1990 đều ở xã Hoằng Trạch, huyện Hoằng Hóa về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Phát hiện, khởi tố 40 đối tượng mua, bán người

Phát hiện, khởi tố 40 đối tượng mua, bán người

07:27 , 25/04/2024

Bộ Công an thông tin, trong quý I/2024, tình hình tội phạm mua bán người tại Việt Nam diễn biến phức tạp, gia tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Công an thành phố Thanh Hóa bắt giữ 2 đối tượng trộm cắp xe máy

Công an thành phố Thanh Hóa bắt giữ 2 đối tượng trộm cắp xe máy

05:02 , 25/04/2024

Công an thành phố Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ bắt giữ 2 đối tượng chuyên trộm cắp xe máy gồm: Lê Văn Nhâm, sinh năm 1982 và Phạm Hữu Tiến, sinh năm 1993 đều ở thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương…

Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

Bắt 4 đối tượng tổ chức sử dụng ma túy để “mừng” tiệc cưới

04:53 , 25/04/2024

Ngày 23/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hà Trung đã Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 đối tượng gồm: Phùng Văn Chung, sinh năm 1993; Phùng Văn Nam, sinh năm 1993; Đặng Trọng Minh, sinh năm 1997 đều ở xã Yên Dương và Mai Hoàng Ba, sinh năm 1994 ở xã Hà Tiến, huyện Hà Trung về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy…

Xử phạt 15 triệu đồng đối tượng tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí

Xử phạt 15 triệu đồng đối tượng tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí

09:31 , 24/04/2024

Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc vừa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với anh Nguyễn Văn T. , sinh năm 1987 ở khu phố Trung Đức, thị trấn Hậu Lộc về hành vi “Tàng trữ trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ”.

Phát hiện, xử lý 219 vụ vi phạm gian lận thương mại

Phát hiện, xử lý 219 vụ vi phạm gian lận thương mại

14:34 , 23/04/2024

Theo Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hoá, trong tháng 4/2024, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 219 vụ việc vi phạm hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại, xử phạt số tiền gần 2,9 tỷ đồng.