Tăng cường các biện pháp, quản lý, điều hành, bình ổn giá
(TTV) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 12432/UBND-KTTC về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành, bình ổn giá.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 679/CĐTTg, ngày 31-7-2022 về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá; nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động đến chỉ số giá tiêu dùng và ảnh hưởng đến đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Giao thông - Vận tải chủ trì, tăng cường tổ chức rà soát kê khai giá của các doanh nghiệp vận tải để đánh giá việc điều chỉnh giá phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chi phí xăng dầu; trường hợp có thể giảm giá thì yêu cầu đơn vị thực hiện kê khai giảm giá kịp thời. Tăng cường kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá, thu tiền dịch vụ đúng giá niêm yết của các doanh nghiệp; xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý, đưa thêm những khoản ngoài giá để thu cao hơn mức kê khai, niêm yết.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương chỉ đạo đánh giá kỹ tình hình sản xuất, điều hòa cung cầu các mặt hàng phục vụ trong nước, giữa các vùng, địa phương và nhu cầu xuất khẩu để ổn định giá thị trường đối với mặt hàng lương thực, thực phẩm. Đối với mặt hàng thịt lợn, thức chăn nuôi, Sở chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các lực lượng chức năng, các tổ chức, cá nhân sản xuất chăn nuôi lợn tiếp tục tập trung sản xuất, chăn nuôi, tái đàn, chế biến, điều hòa và đảm bảo nguồn cung để bình ổn giá thịt lợn; thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch; tổ chức tái đàn phù hợp, bền vững, chăn nuôi theo mô hình khép kín và an toàn sinh học; đẩy mạnh sản xuất con giống, bảo đảm cung ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài.
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, tăng cường kiểm tra, rà soát, đánh giá hệ thống kênh phân phối, cung ứng, lò mổ và đầu mối bán buôn, bán lẻ đối với mặt hàng thịt lợn tính từ cửa trại, cửa chuồng của doanh nghiệp, người chăn nuôi đến doanh nghiệp, siêu thị, người bán cuối cùng trực tiếp cho người tiêu dùng; làm rõ các bất cập, hạn chế (nếu có) để đề xuất các giải pháp khắc phục đảm bảo giảm thiểu khâu trung gian đẩy chi phí lưu thông, tăng giá bán; tiến tới hoàn thiện hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ tinh gọn, hiệu quả, có chi phí lưu thông hợp lý trong giá bán.
Sở Xây dựng chủ trì, quản lý hiệu quả nguồn cung ứng vật liệu xây dựng; xử lý kịp thời các trường hợp găm hàng, giữ hàng, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, đẩy giá tăng cao bất hợp lý, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng các công trình, dự án đầu tư; thường xuyên theo dõi, cập nhật biến động giá để kịp thời công bố giá vật liệu xây dựng; nghiên cứu quy trình chu kì công bố theo quy định.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, niêm yết giá đối với các dịch vụ lưu trú, du lịch theo đúng quy định; xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng các dịp cao điểm để tăng giá bất hợp lý.
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, công khai minh bạch, trung thực, kịp thời thông tin về giá, nhất là đối với nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hóa thiết yếu là đầu vào cho sản xuất; vật tư y tế phòng dịch, sản phẩm nông nghiệp; giá cước vận tải... để hạn chế tối đa các tác động tăng giá do yếu tố tâm lý, kỳ vọng lạm phát. Xử lý nghiêm, quyết liệt theo đúng quy định của pháp luật đối với các trường hợp tung tin thất thiệt, gây hoang mang cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả thị trường, đời sống người dân; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vi phạm.
Sở Y tế chủ trì, tổ chức thực hiện bình ổn giá thuốc, trang thiết bị vật tư y tế theo quy định của pháp luật về giá, Nghị quyết số 12/2021/NQ-UBTVQH15 ngày 30-12-2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 98/2021/NĐCP ngày 8-11-2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế; tăng cường rà soát giá thuốc, vật tư y tế kê khai, theo quy định của Luật Dược; theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh để đảm bảo cung ứng đủ thuốc và vật tư y tế với giá hợp lý phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh.
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Tài chính tiếp tục tiếp nhận, kê khai giá các mặt hàng sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.
Sở Tài chính định kỳ hàng tháng, thực hiện báo cáo giá thị trường hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh đến Bộ Tài chính và UBND tỉnh theo quy định; chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh có các biện pháp quản lý, điều hành, bình ổn giá phù hợp với tình hình thực tế và đúng quy định của pháp luật; tham mưu trình cấp có thẩm quyền bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào danh mục bình ổn giá (nếu cần thiết); tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá, các biện pháp kê khai, niêm yết giá, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng để tăng giá bất hợp lý. Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan, tổ chức triển khai rà soát các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, trường hợp yếu tố hình thành giá giảm, tham mưu, trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường theo đúng quy định; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giá do UBND tỉnh ban hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung các nội dung có vướng mắc, chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, điều hành giá trên địa bàn tỉnh.
Cục Quản lý thị trường tỉnh chủ động xây dựng các chương trình, phương án, kế hoạch để thực hiện nghiệm túc, triệt để, có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; nhất là đối với các mặt hàng có nhu cầu tăng cao trong những tháng cuối năm như: thuốc lá, rượu, bia, gia cầm, thực phẩm, mỹ phẩm… và tại những khu vực địa bàn trọng yếu, khu vực miền biển, giáp biên giới. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, phí, lệ phí trên địa bàn; đặc biệt là đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, hàng hóa thuộc danh mục kê khai giá như: lương thực, thực phẩm, sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi, khí LPG, cước vận tải và các loại hàng hóa là nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất như: xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật…; có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố, theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý, tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp đã đề ra và các giải pháp theo chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh từ đầu năm đến nay; đồng thời, theo dõi sát, nắm chắc tình hình để chủ động xử lý theo thẩm quyền phù hợp, kịp thời, khoa học, hiệu quả, đảm bảo đời sống người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm
6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%
Theo tính toán của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được.

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025. Lũy kế giải ngân đến hết ngày 30/6 ước đạt 268.000 tỷ đồng và bằng 32,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại
Chiến lược đa thị trường, đa sản phẩm kết hợp với tăng năng suất nội lực đang là hướng đi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam vượt qua áp lực, nhằm ứng phó với biến động thương mại và hướng tới tăng trưởng bền vững.

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay
Ngành ngân hàng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục giảm lãi vay. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.