Tăng cường các giải pháp thu ngân sách Nhà nước
Quý 1/2023, tổng thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 10.000 tỷ đồng, bằng 29% dự toán, giảm 20% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đều có xu hướng giảm sâu. Điều này đã phản ánh khá rõ những khó khăn của khu vực sản xuất, kinh doanh và nền kinh tế. Để đảm bảo nguồn thu ngân sách, đòi hỏi các ngành thực hiện nhiệm vụ thu phải nỗ lực, quyết tâm cao, tập trung các giải pháp đồng bộ, linh hoạt trong quý 2 và những tháng tiếp theo.
Quý 1/2023, thu nội địa do ngành thuế Thanh Hóa thực hiện đạt trên 6.100 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do số thu tiền sử dụng đất đạt thấp, chỉ bằng 43% so với cùng kỳ năm 2022. Việc triển khai đấu giá quyền sử dụng đất của các huyện, thị xã, thành phố rất khó khăn, tiến độ đấu giá chậm so với kế hoạch giao. Các đơn vị có điều kiện thuận lợi về vị trí, kinh tế, quy hoạch... có kết quả đấu giá đạt rất thấp so với cùng kỳ; có những địa phương chưa tổ chức đấu giá được mặt bằng nào trong 3 tháng đầu năm, do thị trường bất động sản thiếu nguồn vốn để thanh toán.

Có những địa phương chưa tổ chức đấu giá được mặt bằng nào trong 3 tháng đầu năm
Một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thu ngân sách Nhà nước là tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, thị trường tiêu thụ sụt giảm, lãi suất ở mức cao... Ngoài ra, các chính sách giảm thuế của Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, nên nhiều doanh nghiệp chưa phát sinh số thuế phải nộp trong quý 1/2023.

Cùng với thu nội địa, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt trên 4.200 tỷ đồng, giảm hơn 12% so với cùng kỳ. Theo đánh giá của Cục Hải quan Thanh Hóa, tín hiệu giảm tốc số thu ngân sách đã được dự báo từ cuối năm 2022, do chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục đứng trước nguy cơ bị gián đoạn, đứt gãy, dẫn tới nhiều hệ luỵ cho hoạt động xuất, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế. Nhiều ngành hàng nhập khẩu chủ lực, nhất là nguyên liệu cho sản xuất, xuất khẩu đều giảm mạnh, không có đơn hàng, đặc biệt với các ngành dệt may, da giày, nội thất, nhôm công nghiệp, sắt thép, xi măng...
Ông Lê Xuân Cương, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa.
Xác định rõ những yếu tố tác động đến nhiệm vụ thu, trong quý 2 và những tháng tiếp theo, ngành Thuế, ngành Hải quan tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý thu, theo dõi, đánh giá tình hình thu hằng tháng; rà soát, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, chống thất thu, thu hồi nợ đọng thuế. Đồng thời, tiếp tục nuôi dưỡng nguồn thu, thực hiện các giải pháp, chính sách về thuế; hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh, tạo đà phát triển kinh tế.

Năm 2023, tỉnh Thanh Hóa được giao dự toán thu ngân sách trên 35.000 tỷ đồng, trong đó, thu nội địa gần 22.000 tỷ đồng. Trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo có rất nhiều khó khăn, thách thức, việc đảm bảo tiến độ và có các giải pháp cụ thể, linh hoạt trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ thu từng tháng, từng quý sẽ là cơ sở quan trọng để Thanh Hóa hoàn thành dự toán thu ngân sách Bộ Tài chính và tỉnh giao.

Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện hỏa tốc số 60 về việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Triển khai gói vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa triển khai Chương trình cho vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng.

Tuân thủ về xuất xứ hàng hóa để phòng vệ thương mại
Bộ Công thương cho biết thương mại toàn cầu diễn biến ngày càng khó lường, hoạt động xuất nhập khẩu đối diện không ít thách thức từ các biện pháp phòng vệ và lẩn tránh phòng vệ thương mại. Do đó, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin thường xuyên, chủ động ứng phó với các hình thức khác nhau của phòng vệ thương mại.

Xuất khẩu rau quả chững lại
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại sau 2 năm tăng trưởng mạnh.

Thủ tướng Chính phủ đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Chính phủ vừa có công điện số 60 ngày 10/5/2025 về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Giá điện tăng, hộ nghèo, hộ chính sách vẫn được hỗ trợ
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân với mức tăng thêm 4,8% theo thẩm quyền.

Nguy cơ thiếu nước vùng hồ đập vừa và nhỏ
Do không có mưa bổ sung, thời tiết lại nắng nóng nên đã có nhiều hồ đập vừa và nhỏ do các đơn vị thuỷ lợi quản lý, vận hành bị cạn kiệt nguồn nước. Hiện nay, các đơn vị thuỷ lợi đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Tăng cường kết nối mở rộng thị trường cho doanh nghiệp
Thời gian qua, Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã chú trọng triển khai nhiều chương trình kết nối xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp hội viên. Qua đó, tạo sân chơi giúp các doanh nghiệp hội viên tìm kiếm cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

21 ngân hàng đã đăng ký tham gia gói tín dụng 500.000 tỷ đồng
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cho Ngân hàng Nhà nước xây dựng gói tín dụng ưu đãi khoảng 500.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số; đến nay, đã có 21 ngân hàng thương mại đăng ký tham gia với các quy mô cam kết khác nhau.

Gỡ khó phát triển chăn nuôi đại gia súc khu vực miền núi
Khu vực miền núi Thanh Hóa có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi đại gia súc do diện tích chăn thả rộng, nguồn thức ăn dồi dào. Tuy nhiên, những năm gần đây, thị trường tiêu thụ không ổn định, giá trâu bò giảm, diện tích chăn thả dần bị thu hẹp, chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng cao... khiến chăn nuôi đại gia súc gặp nhiều khó khăn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.