Tăng cường chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị vụ Đông
(TTV) - Vụ Đ ông 2021-2022, Thanh Hóa phấn đấu gieo trồng đạt 45.000 ha cây trồng các loại. Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường tiêu thụ các loại nông sản đang gặp không ít khó khăn, nhất là xuất khẩu, để đạt được mục tiêu về diện tích, nâng cao giá trị cây trồng và đảm bảo tiêu thụ hết sản phẩm, ngay tử đầu vụ ngành nông nghiệp và các địa phương đã định hướng, tuyên truyền để nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại cây ngắn ngày, hợp với thị hiếu người tiêu dùng và có giá trị cao vào gieo trồng.
Để đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm và đẩy nhanh tiến độ sản xuất khi thời tiết liên tục có mưa, ngay từ đầu vụ đông 2020-2021 huyện Đông Sơn đã khuyến khích, hướng dẫn và có nhiểu chính sách hỗ trợ để nông dân và các Hợp tác xã đầu tư xây dựng nhà lưới trồng cây vụ đông. Với việc hỗ trợ từ 80 đến 100 triệu cho 1 nhà lưới rộng 10 nghìn m2, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận cho thuê đất, đấu mối với các công ty liên kết bao tiêu sản phẩm, vụ đông này Đông Sơn đã có thêm 4 mô hình nhà lưới, đưa các loại cây có giá trị kinh tế cao như cải xoăn, dưa chuột Baby, cà chua, các loại rau thuỷ canh và măng tây vào trồng. Toàn huyện cũng xây dựng kế hoạch trồng đạt 150 đến 200 ha cây rau màu các loại, chiếm 50% tổng diện tích.
Theo kế hoạch, vụ Đông 2020-2021, Thanh Hóa sẽ gieo trồng 45 nghìn ha, tổng giá trị sản xuất đạt gần 2.700 tỷ đồng. Năm nay, ngoài khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, việc sản xuất vụ Đông còn phải đối mặt với khó khăn do dịch COVID-19 ảnh hưởng đến xuất khẩu, lưu thông hàng hóa nông sản. Trước thực tế đó, ngành nông nghiệp đã định hướng cho các địa phương hạn chế trồng các loại cây trồng xuất khẩu khi chưa có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, thay vào đó là trồng các loại cây có thị trường tiêu thụ trong nước. Chẳng hạn, diện tích cây ớt xuất khẩu trong vụ đông này toàn tỉnh còn 1.200 ha, giảm gần 400 ha so với vụ trước, tập trung tăng số diện tích rau màu có giá trị và tìm đầu ra ngay tại thị trường trong tỉnh.
Để khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu, mở rộng diện tích cây trồng đạt giá trị kinh tế cao trong vụ đông, ngoài chính sách chung của tỉnh, các địa phương cũng đã có cơ chế hỗ trợ riêng, như huyện Yên Định hỗ trợ 100% giống ngô trên đất 2 lúa, 10 triệu đồng/1 ha trồng hành, tỏi; huyện Triệu Sơn hỗ trợ 3 -5 triệu đồng/1 ha đối với diện tích tập trung từ 3 ha trở lên cho cây trồng có liên kết sản xuất… UBND tỉnh Thanh Hóa cũng tiếp tục triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí mua giống ngô gieo trồng vụ đông, với mức hỗ trợ 650.000 đồng/ha; hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức, cá nhân thuê đất, mượn đất để sản xuất các loại cây trồng vụ đông; hỗ trợ kinh phí mua giống phục vụ xây dựng mô hình sản xuất rau màu theo chuỗi giá trị, với mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đối với khoai tây; 3 triệu đồng/ha đối với ngô ngọt, ngô bao tử, dưa bao tử, dưa xuất khẩu, ớt xuất khẩu và rau màu các loại. Để sản xuất đạt hiệu quả cao, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương cần tiếp tục tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ đông theo chủ trương, định hướng của tỉnh. Đồng thời, khuyến cáo nông dân thực hiện tốt các hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyệt đối không sản xuất theo phong trào, tự ý mở rộng diện tích các loại cây rau màu giá trị cao khi chưa tìm được đơn vị bao tiêu sản phẩm.
Thanh Hường – Tuấn Anh
Theo Bản tin THNM/TTV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Thạch Thành: Hiệu quả mô hình tổ hội nghề nghiệp nuôi dê sinh sản
Thay vì sản xuất nhỏ lẻ như trước đây, nhiều hội viên nông dân xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã liên kết thành lập tổ hội nghề nghiệp nuôi dê sinh sản. Tham gia vào tổ, các hội viên đã từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất từ đơn lẻ sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung theo chuỗi liên kết giá trị, đem lại thu nhập cao.
Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đóng góp hơn 24.700 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước
Từ nguồn thuế giá trị gia tăng từ nhập khẩu dầu thô và các thuế khác, năm 2024, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã đóng góp ngân sách hơn 996 triệu USD, tương đương hơn 24.700 tỷ đồng.
Việt Nam đứng thứ 43/155 nước về hiệu quả logistics
Việt Nam đang có nhiều yếu tố thuận lợi có thể tạo đà cho sự phát triển của lĩnh vực logistics; trong đó, ngành dịch vụ logistics của Việt Nam sẽ là nhân tố chiến lược để có thể đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế nói chung, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng.
Thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị nền kinh tế số
Theo Bộ Công Thương, tại Việt Nam, thương mại điện tử tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18 - 25% mỗi năm. Đặc biệt, tỷ trọng về thương mại điện tử chiếm 2/3 giá trị của nền kinh tế số Việt Nam.
Nhiều yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025
Các chuyên gia kinh tế nhận định: Năm 2025, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội đang mở ra. Nếu Việt Nam tận dụng tốt những cơ hội thì mục tiêu tăng trưởng khoảng 8% là có thể đạt được.
Ưu tiên nguồn vốn tín dụng phát triển kinh tế tại địa phương
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hoá, đến hết năm 2024, tổng dư nợ của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt trên 220 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với đầu năm. Chất lượng tín dụng được đảm bảo, tổng nợ quá hạn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thấp hơn 1,5% tổng dư nợ.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Thanh Hóa duy trì đà tăng trưởng
Xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực. Nắm bắt cơ hội này, các các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Thanh Hóa đã đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhờ đó, trong năm qua, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Thanh Hóa đã duy trì được đà tăng trưởng, mang lại hiệu quả và giá trị trong hoạt động xuất khẩu.
Phát triển doanh nghiệp cung ứng kết nối chuỗi sản xuất toàn cầu
Thiết lập chương trình phát triển doanh nghiệp cung ứng nhằm nâng cao năng lực, tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Đây là một trong những khuyến nghị chính sách của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng để hưởng lợi nhiều hơn từ xuất khẩu.
Nhiều doanh nghiệp phục hồi, quay trở lại hoạt động
Năm 2024 chứng kiến sự phục hồi của doanh nghiệp, thể hiện qua số liệu về các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong bối cảnh kinh tế đầy biến động.
Phê duyệt đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong quý 1 năm 2025
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quý 1 năm 2025 phải hoàn thành phê duyệt đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 360 của Thủ tướng Chính phủ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.