Tăng cường công tác bảo vệ, phát huy giá trị của di sản thế giới Thành Nhà Hồ
Mới đây, tại buổi tham quan, làm việc với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ, ông Christian Manhart, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam bày tỏ sự cảm kích, ấn tượng trước kết quả khai quật khảo cổ tiến hành tại di sản trong thời gian qua và đưa ra những khuyến nghị quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản thế giới Thành nhà Hồ.
Ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam đánh giá cao sự nỗ lực của chính quyền địa phương, cũng như của các chuyên gia trong việc đầu tư nghiên cứu, khai quật khảo cổ tại Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ; đồng thời đề nghị Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ cần tiếp tục làm tốt công tác chỉnh lý, tư liệu hóa quá trình nghiên cứu, khai quật; giới hạn độ sâu các hoạt động phi khảo cổ để bảo vệ diện tích, hiện vật quý chưa nghiên cứu, khai quật...Đồng thời, cần chia sẻ những kết quả khai quật thông qua các hội thảo khoa học quốc tế để thu thập ý kiến của các chuyên gia; từ đó có thêm bằng chứng tin cậy và ý tưởng cho việc bảo vệ, phát huy giá trị của di sản thế giới Thành Nhà Hồ trong tương lai.


Ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam
Ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam cho biết: "Đây là lần đầu tiên tôi được đến thăm di sản này sau 1 năm rưỡi nhận nhiệm vụ tại Việt Nam. Tôi rất thích thú, ấn tượng khi được chạm vào những kết quả khảo cổ học ngay trên thực địa. Nên thực hiện bản đồ quét không xâm lấn trên toàn bộ di sản trước khi đào, khai quật để mang lại hiệu quả hơn; Những kết quả nghiên cứu khảo cổ sẽ là bằng chứng tin cậy để trong tương lai có thể tái hiện hay phục dựng được một phần nào đó di sản."

PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học học Việt Nam
PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học học Việt Nam cho biết thêm: "Điều sung sướng nhất của các nhà khảo cổ học là thấy được các cụm kiến trúc ngày càng rõ ràng. Rất tự hào vì đây là chính điện cổ đầu tiên của Việt Nam được tìm thấy nguyên vẹn. Các vật liệu được tìm thấy nguyên vẹn, là cơ sở cho việc phục dựng trong tương lai."
Di sản Thành nhà Hồ được ghi danh Di sản thế giới năm 2011 trên cơ sở 2 tiêu chí nổi bật toàn cầu, trong đó có tiêu chí về giá trị kiến trúc cảnh quan vĩ đại và độc đáo bậc nhất của khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong giai đoạn cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15. Kết quả các cuộc khai quật khảo cổ đã minh chứng và làm tăng thêm các giá trị nổi bật toàn cầu của khu Di sản và là căn cứ khoa học cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong thời gian tới.

Thanh Hóa chỉ đạo tăng cường quản lý cổ vật
Liên quan đến vụ việc xâm phạm lăng mộ vua Lê Túc Tông tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, ngày 9/5, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra, làm rõ vụ việc, đồng thời tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, ngăn chặn, xử lý các hành vi trộm cắp, đào bới, trục vớt, buôn bán, trao đổi trái phép di vật, cổ vật trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới
Từ đầu năm đến nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,67 triệu lượt, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2024. Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới, được du khách quốc tế yêu thích và lựa chọn.

Đa dạng sản phẩm OCOP phục vụ mùa du lịch
Với hơn 600 sản phẩm ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, sản phẩm Ocop đang được nhiều khách du lịch lựa chọn làm quà cho mỗi chuyến đi. Vì vậy, để phục vụ mùa du lịch năm nay, các chủ thể Ocop trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung sản xuất hàng hóa để cung ứng cho thị trường.

Khu di tích lăng mộ vua Lê Dụ Tông – công trình kiến trúc tinh xảo
Dụ Tông Hòa Hoàng Đế là vị vua thứ 21 của vương triều Lê. Đời vua trị vì, đất nước tương đối thái bình, các hình phạt được giảm nhẹ, nhiều kỳ thi võ được tổ chức.

Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu
Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, dữ liệu tổng hợp từ công cụ theo dõi xu hướng du lịch Google Destination Insights cho thấy, Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu.

Đề nghị tăng cường bảo vệ các lăng mộ vua chúa
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản đề nghị tăng cường bảo vệ các khu lăng mộ vua chúa sau sự việc lăng một vua Lê Túc Tông bị xâm hại

Người phụ nữ giữ lửa văn hóa Thái ở vùng cao Thường Xuân
Tại bản Bèn, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), tiếng khung cửi rộn ràng trong một không gian nhỏ ấm áp, nơi những người phụ nữ Thái cần mẫn bên khung dệt, trao truyền từng nét hoa văn thổ cẩm, như kể lại câu chuyện bản làng bằng sắc màu những sợi chỉ. Đó là Tổ dệt thổ cẩm truyền thống mang tên “Táy Dó”, thành quả từ sự đồng lòng của cả cộng đồng, và đặc biệt là tâm huyết của người sáng lập. Đó là chị Vi Thị Luyến - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Xuân Lẹ - người đã âm thầm “giữ lửa” cho nghề xưa giữa cuộc sống hiện đại.

Chốn thơ mộng giữa lòng Hao Hao
Nằm nép mình bên hồ Hao Hao rộng lớn, hiền hoà, quanh năm xanh biếc một màu, không bao giờ vơi cạn, khu du lịch sinh thái Hao Hao Green Pine Hill là một điểm đến mới tại thị xã Nghi Sơn.

Việt Nam có 2 địa điểm lọt danh sách điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025
Theo Danh sách do Tạp chí Time Out của Anh vừa công bố, Việt Nam có hai điểm đến du lịch là Hà Giang và Hội An lọt vào top 44 điểm đến đẹp nhất thế giới năm 2025, được đánh giá bởi những du khách giàu kinh nghiệm.

Những người “giữ lửa” văn hóa dân tộc Dao
Giữa nhịp sống hiện đại, vẫn có những con người lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ trang phục đến tiếng nói, chữ viết. Đó là cộng đồng người Dao tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Họ đang góp phần làm nên sức sống mãnh liệt của một nền văn hóa đang đứng trước không ít thử thách.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.