Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ
Năm 2024, ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước về kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ (KH&CN).
Một trong những nét nổi bật, đó là Sở Khoa học và Công nghệ tập trung đẩy mạnh công tác phối hợp với các sở, ngành liên quan để tham mưu cho Hội đồng khoa học tỉnh nâng cao chất lượng đặt hàng và xét duyệt, tuyển chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đảm bảo lựa chọn các nhiệm vụ có tính khả thi, hiệu quả , giải quyết những vấn đề ngành và thực tiễn đặt ra. Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Do đó, chất lượng nhiệm vụ KH&CN được nâng lên, góp phần phục vụ thiết thực, hiệu quả, góp phần vào vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong năm, ngành khoa học và công nghệ tỉnh tổ chức quản lý 192 nhiệm vụ KHCN, trong đó có 17 nhiệm vụ cấp quốc gia, 175 nhiệm vụ cấp tỉnh. Các nhiệm vụ KH&CN đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y dược, du lịch... Đến nay, đã đánh giá nghiệm thu 18 nhiệm vụ KH&CN; kiểm tra, xác nhận khối lượng 19 nhiệm vụ. Tiếp tục bàn giao kết quả, sản phẩm cho đơn vị đề xuất đặt hàng và các tổ chức, cá nhân có liên quan để ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất kinh doanh.

Hơn 81,5% người nhận lương hưu, trợ cấp qua tài khoản cá nhân
Tính đến kỳ chi trả tháng 7/2025, 81,5% người nhận lương hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội hàng tháng trong cả nước đã nhận qua tài khoản cá nhân, tăng 6,5% so với cuối năm 2024.

Phát hiện vi phạm giao thông qua ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)
Cục Cảnh sát giao thông cho biết đang nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện vi phạm qua camera và gửi thông báo tới chủ phương tiện chỉ sau 2 giờ đồng hồ.

Việt Nam đặt mục tiêu phủ sóng 5G tới 90% dân số trong năm 2025
Các doanh nghiệp viễn thông đang đẩy nhanh tiến độ phát triển mạng 5G toàn quốc, hướng tới mục tiêu phủ sóng tới 90% dân số ngay trong năm 2025.

Ngành ngân hàng cần 750.000 nhân lực công nghệ vào năm 2026
Trong xu thế công nghệ mới, các ngân hàng sẽ cần thêm rất nhiều nhân lực để phát triển các công nghệ chiến lược liên quan đến hoạt động của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, như fintech, tài sản số, blockchain, AI.

Tài sản số, tiền mã hóa sẽ được bảo vệ như tài sản thực
Mới đây, Luật Công nghiệp công nghệ số đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 1/1/2026. Luật này đánh dấu lần đầu Việt Nam có khung pháp lý cho tài sản số.

Hàng triệu việc làm đang dần bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình thị trường lao động toàn cầu với tốc độ chưa từng thấy. Dự báo sẽ có hàng triệu việc làm dần bị thay thế bởi AI.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sắp được hưởng những ưu đãi chưa từng có
Theo Luật Công nghiệp công nghệ số chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp hữu cơ
Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm sạch, hữu cơ đang được áp dụng rộng rãi. Hình thức này không chỉ đem lại sự chủ động cho doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân, mà còn giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng, từ đó nâng cao thu nhập mở ra hướng đi mới, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Ứng dụng công nghệ trong giữ gìn phát huy các tư liệu hiện vật lịch sử
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện đang lưu giữ hơn 30 nghìn tư liệu, hiện vật chứa đựng những giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hóa của Thanh Hóa nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc lưu giữ đang góp phần quan trọng vào phát huy giá trị của tư liệu, hiện vật.

Điện lực Thanh Hoá đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý điện
Thực hiện Nghị quyết số 03 ngày 11/1/2021 của Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc thực hiện chuyển đổi số, Công ty Điện lực Thanh Hoá đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ với quyết tâm đưa hoạt động quản lý điện và các dịch vụ điện trở nên thông minh, hiệu quả và tiện ích hơn. Thực tế qua gần 5 năm triển khai, những thành công trong chuyển đổi số không chỉ mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả kinh tế cho ngành điện mà còn giúp nâng cao chất lượng phục vụ, nhận được sự hài lòng, ủng hộ của khách hàng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.