Tăng cường giải pháp bảo đảm an toàn thi công công trình sau vụ đuối nước tại khu vực xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc
Cuối tháng 8 vừa qua, một vu tai nạn đuối nước thương tâm vừa xảy ra trong công trường khai thác đá của Công ty Cổ phần Vận tải thuỷ bộ và Thương mại Hương Xuân, xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc. Điều này cho thấy công tác bảo đảm an toàn cho người dân sinh sống ở khu vực xung quanh công trình khai thác vật liệu xây dựng còn nhiều hạn chế.
Tại công trường khai thác đá của Công ty Cổ phần Vận tải thuỷ bộ và Thương mại Hương Xuân, xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc đã xảy ra một vụ tai nạn đuối nước thương tâm...
Theo các cơ quan chức năng, trước đó, công ty khai thác đá âm, tạo thành hố nước ở độ sâu khoảng 1m nhưng không cắm biển cảnh báo nguy hiểm, không có bảo vệ giám sát, kiểm tra dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Sau vụ việc, công ty cùng chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân. Công ty cũng nhận ra những thiếu sót của mình trong việc chưa thực hiện đầy đủ an toàn lao động trong khai thác và chủ động có các biện pháp khắc phục. Công ty cho san lấp hố nước không may xảy ra vụ tai nạn.
Bên cạnh đó, công ty cũng tiến hành xây hàng rào bao quanh khu vực thi công, xây nhà bảo vệ ngoài cổng, treo biển cảnh báo, thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống quanh khu vực khai thác, tránh xảy ra trường hợp đuối nước, tai nạn giao thông.
Ông Lê Hùng Tính, Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải thuỷ bộ và Thương mại Hương Xuân, xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá cho biết: " Sau khi sự việc xảy ra, công ty đã khắc phục, xây dựng cổng, biển báo... Cùng với đó, chúng tôi thực hiện các biện pháp an toàn lao động".
Khai thác vật liệu xây dựng là lĩnh vực tiềm ẩn nguy hiểm không chỉ đối với người lao động mà cả người dân sinh sống tại các khu vực xung quanh. Tại xã Minh Tân, hiện có tới 10 công ty khai thác vật liệu xây dựng. Mặc dù chính quyền địa phương đã ban hành, thực hiện nhiều biện pháp trong khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường, tuy nhiên tình trạng khai thác vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
Một số mỏ chưa quan tâm tới công tác bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, an ninh trật tự, an toàn lao động trong quá trình khai thác, vận chuyển... Nhiều đơn vị mặc dù đã có hệ thống rào xung quanh, nhà bảo vệ nhưng thực hiện theo kiểu sơ sài, không có tác dụng trong việc kiểm soát, ngăn chặn những người không có phận sự vào bên trong khu vực mỏ. Sau sự việc đáng tiếc xảy ra tại công ty Cổ phần Vận tải thuỷ bộ và Thương mại Hương Xuân, UBND huyện Vĩnh Lộc đã có văn bản chỉ đạo, tăng cường quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực khoảng sản, nếu vi phạm cương quyết xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Đối với các địa phương có các mỏ khai thác, tại các khu vực dễ xảy ra nguy cơ cần có biện pháp bảo đảm an toàn đối với người lao động, người dân sinh sống xung quanh khu vực.
Ông Hoàng Văn Khải, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi thấy cần tổ chức các hội nghị tăng cường tuyên truyền, tổ chức kiểm tra các công ty khai thác mỏ. Đề nghị các công ty lắp biển cảnh giới đối với nguy cơ mất an toàn lao động, khu vực quanh các mỏ, hạn chế việc các cháu có thể chơi xung quanh các khu vưc dẫn đến nguy cơ đuối nước".
Mùa mưa bão đã đến, các khu vực khai thác mỏ có nhiều nguy cơ dẫn đến việc mất an toàn. Do đó, những người dân sinh sống quanh khu vực khai thác vật liệu xây dựng cần có biện pháp giám sát, khuyến cáo đối với con em mình không nên đi vào bên trong mỏ, dễ xảy ra nguy cơ tai nạn đáng tiếc.
Bên cạnh đó, các chủ doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn lao động trong khai thác, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan. Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nước cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm chấn chỉnh kịp thời các vi phạm và đưa hoạt động khai thác đá vào nề nếp, đúng pháp luật.
Công an Thanh Hóa triển khai 100% quân số ứng phó với bão số 3
Từ 14h, ngày 6/9, lực lượng Công an toàn tỉnh đã huy động 100% quân số, triển khai nghiêm phương án phòng, chống bão số 3 theo điện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh.
Bão số 3 gây thiệt hại tại huyện Lang Chánh
Do ảnh hưởng của bão số 3, từ chiều ngày 6/9 đến sáng ngày 07/9, trên địa bàn huyện Lang Chánh đã có mưa to kèm gió lốc, gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản của người dân.
Những điều nên và không nên làm khi xảy ra lũ lụt
Do hoàn lưu bão số 3, trên các sông suối khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có thể xuất hiện một đợt mưa lũ. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra, người dân cần lưu ý những điều nên và không nên làm sau đây.
Thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 tại huyện Mường Lát
Tại huyện Mường Lát, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ chiều tối ngày 6/9, trên địa bàn huyện đã xảy ra mưa lớn kèm theo dông lốc giật mạnh, làm ảnh hưởng đến tài sản, hoa màu của người dân.
Triệu Sơn nạo vét kênh tưới tiêu nội đồng phòng chống bão số 3
Để chủ động ứng phó với cơn bão số 3, sáng ngày 7/9, huyện Triệu Sơn đã phối hợp với Trung đoàn 3, Sư đoàn 324, Quân khu 4 tổ chức phát quang, khơi thông dòng chảy tuyến kênh tiêu Ninh Phong đi qua địa bàn thị trấn Triệu Sơn và xã Minh Sơn.
Bão số 3 tiến sâu vào đất liền, sức gió mạnh cấp 11-12
Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, hồi 16 giờ ngày 07/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 106,5 độ Kinh Đông, trên đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (103-133km/h), giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15- 20km/h.
Dự báo mưa lớn khu vực tỉnh Thanh Hóa
Theo thông tin từ Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Thanh Hoá, đêm 6/9 và sáng sớm ngày 7/9, khu vực Thanh Hoá đã có mưa, mưa vừa và có nơi có dông. Lượng mưa tính từ 19h00' ngày 06/9 đến 07h00' ngày 07/9 phổ biến từ 5-30mm, có nơi cao hơn như: Điểm đo mưa Tam Chung (Mường Lát) 39.4 mm, Quan Sơn 33.8 mm.
Cảnh báo lũ trên các sông khu vực tỉnh Thanh Hóa
Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, từ chiều ngày 7/9 đến 10/9, trên các sông suối trong tỉnh có khả năng xảy ra một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 3-5m, hạ lưu từ 1-3m.
Thanh Hoá: Cháy bãi trông giữ xe của công nhân tại thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân
Vào khoảng 16 giờ 29 phút, ngày 6/9, Trung tâm 114, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ nhận được tin báo cháy bãi để xe công nhân tại thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân. Tiếp nhận tin báo, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ đã điều động 4 xe chữa cháy, xe bồn cùng 24 cán bộ chiến sỹ đến hiện trường triển khai công tác chữa cháy và cứu hộ.
Bão số 3 đã đi vào đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng, sức gió mạnh cấp 12-13
Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, hồi 13 giờ ngày 07/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 107,1 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149km/h), giật cấp 16, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.