Tăng cường giám sát sản lượng thủy sản khai thác tại các cảng cá
Thanh Hóa là tỉnh có sản lượng khai thác thủy sản vào loại lớn so với các tỉnh Bắc Trung bộ. Trung bình hàng năm, sản lượng khai thác của tỉnh đạt trên 130 nghìn tấn. Tuy nhiên, tỷ lệ hải sản giám sát qua cảng đạt rất thấp. Do vậy, việc kiểm soát, truy suất nguồn gốc tại các cảng cá là một trong những nội dung được các cảng cá tăng cường các giải pháp thực hiện nhằm góp phần tháo gỡ thẻ vàng thủy sản của Ủy ban Châu Âu (EC).
Ông Viên Đình Sỹ, Chủ tàu TH 92929 ở phường Quảng Cư, thành phố Sầm Sơn là một trong những chủ tàu được Ban quản lý cảng Lạch Hới lựa chọn thí điểm lắp đặt sử dụng Nhật ký điện tử. Chỉ cần mở phần mềm trên điện thoại di động để thao tác, tất cả các thông tin về vị trí khai thác, tọa độ tàu, sản lượng khai thác… được cập nhật tự động, lưu trữ trên hệ thống để khi tàu về bờ sẽ khai báo với ngành chức năng. Điều này sẽ giúp cho ông thuận lợi hơn trong những chuyến biển tới đây.
Ông Viên Đình Sỹ, Phường Quảng Cư, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Nhật ký điện tử tôi cho là hợp lý, thuận tiện hơn. Trước mắt ngư dân không phải đi 2,3 chỗ trình báo nữa. Ghi nhật ký không phải ai cũng làm được, vì khó hơn, có anh ghi chép được, anh không ghi đầy đủ được, rồi lại gây khó khăn cho cả cán bộ làm trên cảng ".
Ông Lê Văn Hân, Quản lý Cảng các Lạch Hới, phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Chúng tôi đang tiếp tục phối hợp với các công ty để lắp đặt nhật ký điện tử để bà con, rồi tập huấn cho bà con tthực hiện, nhằm kiểm soát tốt hơn sản lượng qua cảng, qua bến".
Thanh Hóa hiện có trên 6.000 tàu cá, trong đó, tàu chiều dài từ 15 m trở lên (thuộc diện tham gia đánh bắt vùng khơi) là gần 1.100 chiếc. Sản lượng khai thác thủy sản hàng năm của tỉnh đạt trên 130 nghìn tấn, riêng sản lượng từ tàu đánh vùng khơi chiếm trên 60%. Theo quy định, 100% sản lượng được khai thác từ tàu đánh bắt vùng khơi phải được giám sát truy suất nguồn gốc tại cảng thông qua báo cáo nhật ký từng chuyến khai thác. Đây cùng là một trong những yêu cầu bắt buộc để EC tháo gỡ "thẻ vàng" đối với thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, như hạ tầng các cảng cá xuống cấp, điều kiện làm việc trên biển nghiệt khó đảm bảo cho việc ghi chép đầy đủ nhật ký khai thác, ý thức ghi nộp nhật ký khai thác của ngư dân còn hạn chế…nên việc giám sát sản lượng tại các cảng cá còn thấp. Theo thống kê của Chi cục thủy sản Thanh Hóa, trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng khai thác biển của tỉnh đạt trên 25.500 tấn. Trong đó, sản lượng được giám sát qua 3 cảng cá chỉ định gồm: cảng Hòa Lộc huyện Hậu Lộc, cảng cá Lạch Hới, thành phố Sầm Sơn và cảng cá Lạch Bạng, thị xã Nghi Sơn chỉ đạt trên 1.400 tấn.
Ông Lê Văn Sáng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Thanh Hóa, cho biết: "Hiện nay, các ban quản lý cảng đã và đang hướng dẫn ngư dân trong việc ghi chép nhật ký đảm bảo báo cáo sản lượng qua cảng một cách chính xác. Bên cạnh đó, chúng tôi đấu mối với Cục thủy sản, tập huấn, sử dụng nhật ký khai thác trong mọi điều kiện thời tiết cũng như điều kiện làm việc trên biển, để ngư dân có thể áp dụng rộng rãi".
Trong đợt kiểm tra về chống khai thác IUU lần thứ 5 dự kiến vào tháng 6 tới đây, Đoàn thanh tra của EC sẽ tập trung vào vào việc khắc phục những khuyến nghị trước đó, như: công tác kiểm soát, xử lý tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, kiểm soát tàu cá ra vào cảng và hoạt động trên biển, việc giám sát, truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác thông qua việc chi chép, thu nộp nhật ký khai thác tại các cảng cá… Do vậy, việc minh bạch hóa thông tin từ công tác quản lý tàu cá ra, vào cảng đến bốc dỡ hàng hóa, giám sát sản lượng tại cảng sẽ đảm bảo việc triển khai thực hiện Luật Thủy sản và các khuyến nghị của EC đạt kết quả cao nhất.
Các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn tăng tốc sản xuất cuối năm
Khu Kinh tế Nghi Sơn hiện có 183 doanh nghiệp đang hoạt động. Những tháng cuối năm 2024 là thời điểm các doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh sản xuất để hoàn thành những đơn hàng trong năm, đạt mục tiêu, kế hoạch về doanh thu, sản lượng đã đề ra từ đầu năm.
Đòn bẩy công nghệ số thúc đẩy tiêu thụ nông sản xứ Thanh
Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Thanh Hoá đã đưa thêm 355 doanh nghiệp, hộ sản xuất tham gia sàn thương mại điện tử với tổng số 400 sản phẩm. Đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 600 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP tham gia quảng bá giới thiệu và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử với trên 1.050 sản phẩm các loại.
Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, các doanh nghiệp dệt may trong nước đang tích cực sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng và về đích theo đúng kế hoạch.
Hơn 202.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong tháng 10
10 tháng năm nay, cả nước có hơn 136.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký hơn 1,3 triệu tỷ đồng.
Tích tụ trên 4,6 nghìn ha đất để phát triển chăn nuôi quy mô lớn
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, tính đến hết tháng 10/2024, toàn tỉnh đã tích tụ được trên 4,6 nghìn ha đất để phát triển chăn nuôi quy mô lớn.
Thanh Hoá công bố danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU
Thực hiện đợt cao điểm về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã rà soát, thông báo danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định chống khai thác IUU. Đồng thời, đưa 55 tàu ra khỏi danh sách nguy cơ vi phạm.
Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Xuất khẩu rau quả Việt Nam đến hết tháng 10 đã có lần đầu tiên vượt mốc 6 tỷ USD, đồng thời cũng vượt mốc 4 tỷ USD ở thị trường Trung Quốc.
Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hạt điều về Việt Nam trong tháng 10 năm 2024 đạt hơn 141.000 tấn, trị giá hơn 220 triệu USD, giảm 16,9% về lượng và giảm 9,3% về trị giá so với tháng trước đó.
Sản lượng và doanh thu ngành vật liệu xây dựng sụt giảm
Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, cho biết, những năm gần đây, ngành vật liệu xây dựng nước ta lại đang gặp khó khăn, sản lượng tiêu thụ và doanh thu đều sụt giảm, dễ dẫn đến nguy cơ đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ứng phó với xu hướng gia tăng bảo hộ tại các thị trường
Hiện nay, dư địa mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường châu Á- châu Phi còn rất lớn, nhưng một trong những khó khăn lớn nhất là quan điểm bảo hộ, tạo ra các rào cản từ các nước nhập khẩu đòi hỏi ngành Công thương và các doanh nghiệp phải chủ động ứng phó.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.