Tăng cường hợp tác kinh tế với Hàn Quốc
Những năm qua, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Thanh Hóa với các địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Hàn Quốc đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, Hàn Quốc là đối tác đứng đầu về số lượng dự án và đứng thứ 2 về tổng vốn đầu tư đăng ký tại tỉnh Thanh Hóa với 42 dự án FDI, tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 3,1 tỷ USD (chiếm 21% tổng vốn đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh). Điều này cho thấy việc hợp tác kinh tế giữa Thanh Hóa và Hàn Quốc đang được tăng cường và mang lại hiệu quả tích cực.
Là doanh nghiệp mới đi vào hoạt động từ tháng 5/2024 trên địa bàn huyện Triệu Sơn, công ty THN Automotive Systems Việt Nam là công ty FDI có 100% vốn đầu tư từ tổng công ty đặt tại Daegu Hàn Quốc, với tổng số vốn đầu tư hơn 100 triệu USD. Theo chia sẻ của doanh nghiệp, về đầu tư tại Thanh Hóa, ngoài sự tạo điều kiện của chính quyền từ tỉnh đến huyện, công ty đã khai thác được lợi thế về nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn tốt để đáp ứng được tiêu chuẩn sản phẩm dây điện cho các dòng xe ô tô điện của Huyndai và Kia xuất khẩu. Nhờ đó mà mặc dù đang trong quá trình setup và sản xuất thử nghiệm, song đến hết tháng 8 năm 2024, công ty đã có hơn 20 nghìn sản phẩm được xuất khẩu đi Hàn Quốc, dự kiến đến cuối năm 2024 sản lượng đạt khoảng 40 nghìn sản phẩm. Hiện Công ty đang tiếp tục mở rộng dây chuyền sản xuất và tuyển dụng lao động để đáp ứng tiến độ đơn hàng.
Chị Lê Thị Vân Anh, Công nhân Công ty THN Automotive Systems Việt Nam cho biết: "Tôi làm việc ở đây từ ngày đi vào hoạt động, trước đó được đi đào tạo tay nghề, môi trường làm việc sạch sẽ, thoải mái".


Ông Lee Kwang Ho, Tổng giám đốc Công ty THN Automotive Systems Việt Nam
Ông Lee Kwang Ho, Tổng giám đốc Công ty THN Automotive Systems Việt Nam cho biết thêm: "Chúng tôi đã đi nhiều nơi để khảo sát và chọn Thanh Hóa để đầu tư xưởng sản xuất sản phẩm dây cáp điện cho các dòng xe sử dụng đồng thời xăng - điện và các dòng xe điện. Với sự tạo điều kiện của chính quyền tỉnh Thanh hóa, với sự nỗ lực của cả tập thể công ty, chúng tôi luôn duy trì chất lượng sản phẩm tốt, nhà máy Việt Nam đã xuất sắc dành được các đơn hàng lớn từ Tổng công ty. Chúng tôi đặt ra mục tiêu khi nhà máy đi vào hoạt động hết công suất sẽ đạt 1 triệu sản phẩm/ năm.Công ty phát triển ổn định không chỉ gia tăng lợi nhuận, tạo điều kiện việc làm, thu nhập cho người lao động mà lớn hơn là thắt chặt thêm sự hợp tác thương mại của Thanh Hóa và Hàn Quốc".
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 171 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đến từ hơn 21 quốc gia trên thế giới với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 14,78 tỷ USD, đứng thứ 8 cả nước về thu hút vốn FDI. Trong đó, Hàn Quốc là đối tác đứng đầu về số lượng dự án và đứng thứ 2 về tổng vốn đầu tư đăng ký tại tỉnh Thanh Hóa, với 42 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 3,1 tỷ USD (chiếm 21% tổng vốn đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh). Thời gian qua, chính quyền tỉnh Thanh Hóa, chính quyền và hội đồng thành phố Seongnam, chính quyền tỉnh Chungcheong Nam, Hàn Quốc đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, gặp gỡ các đối tác Hàn Quốc đang đầu tư tại Thanh Hoá, cũng như các nhà đầu tư tiềm năng nhằm tăng cường hợp tác kinh tế giữa Thanh Hóa và Hàn Quốc.

Vào tháng 8/2024, tại Thủ đô Seoul của Hàn Quốc - một trong những trung tâm tài chính, kinh tế lớn nhất của Châu Á - là địa điểm được tỉnh Thanh lựa chọn để tổ chức hội nghị gặp gỡ, kết nối đầu tư, thương mại và du lịch giữa tỉnh Thanh Hoá và các doanh nghiệp, nhà đầu tư Hàn Quốc. Việc tỉnh Thanh Hoá tổ chức hội nghị ngay tại Thủ đô Seoul là thể hiện sự chủ động và quyết tâm cao của tỉnh trong thu hút đầu tư, sự trọng thị của lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá dành cho các nhà đầu tư. Đây sẽ là yếu tố quyết định cho việc lựa chọn Thanh Hoá làm điểm đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp Hàn Quốc.

Ông Seo Gug Hyun, Tổng Giám đốc công ty Innomotive - Liên minh Công nghiệp Xanh Hàn Quốc
Ông Seo Gug Hyun, Tổng Giám đốc công ty Innomotive - Liên minh Công nghiệp Xanh Hàn Quốc chia sẻ: "Với điều kiện hiện tại, tôi nghĩ Thanh Hoá là một thành phố rất hấp dẫn đối với Hàn Quốc. Đặc biệt, khá gần Hà Nội, chỉ cách khoảng 150km, có sân bay, đường sắt và cảng biển. Hiện nay, ở Hàn Quốc, các doanh nghiệp Hàn Quốc luôn nhắc đến Việt Nam. Vì vậy, họ rất quan tâm đến Việt Nam, đặc biệt là với những điều kiện mà Thanh Hoá có tiềm năng như chúng tôi đã đề cập. Trong tương lai, nếu có đường bay thẳng từ Hàn Quốc đến sân bay Thọ Xuân, tôi nghĩ rằng sẽ có những thay đổi đột phá trong lĩnh vực du lịch, thương mại và đầu tư của các doanh nghiệp".

Ông Noh Han Woo, Phó Trưởng ban Hợp tác Đối ngoại - Hiệp hội VKBIA, Giám đốc Cơ quan xúc tiến việc làm tỉnh Gyeonggido - Hàn Quốc
Ông Noh Han Woo, Phó Trưởng ban Hợp tác Đối ngoại - Hiệp hội VKBIA, Giám đốc Cơ quan xúc tiến việc làm tỉnh Gyeonggido - Hàn Quốc cho biết: "Hàn Quốc đang đối mặt với tình trạng tỷ lệ sinh thấp và già hóa dân số, dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn nhân lực. Tôi được biết rằng tỉnh Thanh Hoá có nguồn nhân lực phong phú, cùng với nhiều tài nguyên du lịch, nông nghiệp và các tài nguyên khác. Nếu chúng ta có thể hợp tác trong đào tạo chuyên môn và ký kết các thỏa thuận hợp tác giữa hai nước, tôi tin rằng sẽ có nhiều cơ hội giao lưu, hợp tác đầu tư".

Thanh Hóa được ví như "Việt Nam thu nhỏ" với đầy đủ loại địa hình và hệ sinh thái, thuận lợi lớn trong phát triển các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, du lịch và dịch vụ… với sản phẩm xuất khẩu rất đa dạng và đặc thù, Thanh Hóa hiện có 112 doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hàn Quốc với các mặt hàng chủ yếu là: may mặc, giầy da, thủy hải sản đông lạnh, đá...


Ông Phạm Duy Giáp, Giám đốc Công ty may Delta Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Ông Phạm Duy Giáp, Giám đốc Công ty may Delta Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Với thị trường Hàn Quốc là thị trường lớn, chúng tôi đánh giá là tiềm năng, công ty chúng tôi có tới 35% thị phần xuất khẩu vào nước này. Tuy nhiên hiện nay xâm nhập vào thị trường này không dễ, xu hướng tiêu dùng ở đây là sản phẩm xanh nên chúng tôi có nhiều giải pháp. Thứ nhất là bộ phận thị trường nghiên cứu xu hướng tiêu dùng, thứ 2 là nâng cao tay nghề cho công nhân, thứ 3 là chúng tôi tham gia các hội nghị kết nối với Hàn quốc để kêu gọi thêm nguồn hàng cho nhà máy. Cuối cùng, chúng tôi đưa ra nhiều tiêu chí để khách hàng lựa chọn để phát triển thêm ở thị trường Hàn Quốc".

Ông Trịnh Văn Dương, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa
Ông Trịnh Văn Dương, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa chia sẻ: "Tập đoàn Tiên Sơn cũng như các doanh nghiệp may Thanh Hóa đang tìm kiếm thêm nhiều cơ hội ở các thị trường mới như Hàn Quốc, nếu như trước đây chúng tôi xuất khẩu đi Hàn Quốc là 15% thì đến nay toàn công ty đã xuất khẩu sang Hàn Quốc từ 40-45%. Chúng tôi sẽ cố gắng đẩy nhanh sản xuất để cạnh tranh với các thị trường các nước, đặc biệt là Hàn Quốc".
Với dư địa rộng mở cùng cam kết sẽ luôn sát cánh, đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi nhất của chính quyền tỉnh Thanh Hóa, tin rằng, sẽ mở ra cơ hội và mang lại những lợi ích "cùng phát triển" cho cả hai bên Thanh Hóa - Hàn Quốc trong thời gian tới.

Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa quý 1 ước đạt 2,57 tỷ USD
Năm 2025, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trọng điểm ở tỉnh Thanh Hóa như; Mỹ, các nước Liên minh Châu Âu và Châu Á đều có tín hiệu tăng trưởng tốt, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp đã tích cực nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên, phụ liệu làm đầu vào sản xuất.

Hơn 3.000 tỷ đồng cho vay xuất, nhập khẩu
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng nguồn vốn cho vay vào hoạt động sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có xuất, nhập khẩu. Tính đến cuối tháng 3 năm 2025, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt hơn 3.000 tỷ đồng.

Thành lập mới 579 doanh nghiệp trong quý 1
Theo thống kê từ Sở Tài chính, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập mới 579 doanh nghiệp, tăng 14,9% so với cùng kỳ, bằng 19,3% kế hoạch, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và thứ 6 cả nước, sau các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Tổng vốn điều lệ đăng ký khoảng 3.958 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ.

Xây dựng thương hiệu gắn với sự phát triển của hợp tác xã
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh vừa tổ chức Diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp, các Hợp tác xã” và truyền thông “Xây dựng thương hiệu gắn với sự phát triển của hợp tác xã” cho thành viên các mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn.

Đất nông nghiệp được thí điểm làm nhà ở thương mại
Nghị quyết 171 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4.

Cục Thuế siết chặt giám sát hóa đơn
Cục Thuế vừa ban hành thông báo chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định số 70/2025 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020 về hóa đơn, chứng từ.

Thanh Hóa: Nhiều loài thủy sản bị suy giảm tới 80 – 90%
Theo ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, nhiều loại thủy sản trên địa bàn tỉnh bị suy giảm tới 80 – 90%, thậm chí sắp tuyệt chủng như cá trê vàng, cá ngát, ốc nhồi, ếch đồng, tôm càng… Nhiều loài cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như cá mòi cờ hoa và cá mòi cờ chấm cũng đang dần trở nên hiếm gặp. Nguyên nhân chính là do khai thác quá mức và sử dụng các phương pháp khai thác tận diệt.

Thanh Hóa còn 8 đơn vị chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công
Hiện nay tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hóa đang cao hơn 7,4% so với bình quân chung cả nước, nhiều chủ đầu tư có tiến độ giải vốn cao. Tuy nhiên vẫn còn 8 đơn vị vẫn chưa thực hiện giải ngân vốn.

Quý I/2025, Thanh Hóa chi 12.000 tỷ đồng từ ngân sách
Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa, tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong quý I/2025 ước đạt hơn 12.000 tỷ đồng, tương ứng 22,4% dự toán cả năm và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024.

Kinh tế tư nhân còn nhiều rào cản để phát triển
Kinh tế tư nhân mà nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Mặc dù thời gian qua, các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương đã có nhiều cải cách tích cực để hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển, song các doanh nghiệp tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và bền vững.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.