Tăng cường liên kết để phát triển nguồn nhân lực số
Theo thống kê sơ bộ, Thanh Hóa hiện có gần 340 doanh nghiệp công nghệ số, tăng 2,4% so với năm 2023. Sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực công nghệ số. Nhiều doanh nghiệp công nghệ số đã hợp tác với các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh để vừa tạo cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên, vừa đón đầu được nguồn nhân lực chất lượng tốt.
Vừa tốt nghiệp Khoa Công nghệ Thông tin – Truyền thông, trường Đại học Hồng Đức hồi tháng 6/2024, Nguyễn Anh Tuấn đã được nhận vào làm việc tại một Công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số. Trước đó, Anh Tuấn đã có 1 năm thực tập tại chính công ty này.

Anh Nguyễn Anh Tuấn, Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ VIK Solution, thành phố Thanh Hóa
Anh Nguyễn Anh Tuấn, Công ty TNHH Giải pháp Công nghệ VIK Solution, thành phố Thanh Hóa cho biết: "Nhà trường cũng đã tạo điều kiện cho tôi thực tập tại công ty. Sau một thời gian, tôi cũng có thể đảm nhận được công việc. Tôi thấy sự phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp đã tạo điều kiện rất nhiều cho các sinh viên có cơ hội được tìm kiếm việc làm tại Thanh Hóa".

Những năm gần đây, một số trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành công nghệ thông tin trên địa bàn Thanh Hóa đã đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ số để đào tạo theo đơn đặt hàng, hỗ trợ môi trường thực tập cho sinh viên; giúp người học có nhiều cơ hội việc làm ngay tại Thanh Hóa sau khi ra trường. Ngược lại, về phía các doanh nghiệp, khi hợp tác với các nhà trường, đơn vị có thể tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao và đáp ứng được ngay nhu cầu công việc.

PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Hồng Đức
PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Hồng Đức cho biết: "Chúng tôi liên kết với các công ty công nghệ phần mềm trong và ngoài tỉnh để gửi sinh viên đi thực tập từ rất sớm, ký kết hợp tác để các chuyên gia công nghệ tham gia giảng dạy cho sinh viên trong khoa."

Trong bối cảnh sự phát triển về công nghệ và chuyển đổi số ngày càng nhanh, việc tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường là rất cần thiết để phát triển nguồn nhân lực công nghệ số. Qua đó, không chỉ giúp sinh viên có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để trải nghiệm thực tế với công việc, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho nhân sự trẻ hòa nhập nhanh chóng khi gia nhập thị trường lao động.

31 đội tranh tài tại chung kết Sáng kiến Khoa học 2025
Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2025 do VnExpress tổ chức đã bước vào vòng chung kết sau hơn 3 tháng triển khai. Trong số 199 hồ sơ vòng sơ loại, có 31 bài thi được chọn vào vòng chung kết dựa trên đánh giá của hội đồng giám khảo và bình chọn của độc giả.

Tập đoàn công nghệ Việt Nam mua công ty tư vấn công nghệ của Đức
Tập đoàn FPT vừa hoàn tất thương vụ mua công ty tư vấn công nghệ thông tin uy tín trong ngành năng lượng của Đức.

Hiệu ứng tích cực từ phong trào bình dân học vụ số
Thời gian qua, phong trào “Bình dân học vụ số” đã được một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thanh Hóa triển khai tích cực. Mục tiêu là hỗ trợ người dân các kỹ năng số để vận dụng trong đời sống.

Việt Nam có hơn 10.000 trạm 5G
Tính đến hết quý I/2025, các nhà mạng Việt Nam đã lắp đặt 10.600 trạm BTS 5G và dự kiến tăng 5 lần trong năm nay.

Cả nước còn hơn 700 thôn/bản chưa có sóng băng rộng di động
Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế, Bộ đã thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, xác định các thôn chưa có sóng băng rộng di động.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa
Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản
Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số
Theo số liệu được tổ chức Báo cáo thị trường IT Việt Nam công bố, năm 2025, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam dự kiến cần khoảng 700.000 nhân sự mới. Tuy nhiên, con số thực tế hiện có tại các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 500.000 người. Sự chênh lệch này cho thấy ngành công nghệ thông tin đang thiếu hụt một lượng lớn lao động được đào tạo chính quy và có tay nghề cao.

Khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt Nam làm chủ công nghệ
CT Semiconductor (thành viên Tập đoàn CT Group) vừa khởi công giai đoạn 2 nhà máy chip bán dẫn ATP tại Trung tâm phát triển công nghệ cao CT Group (Thuận An, Bình Dương). Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng là lần đầu tiên, người Việt làm chủ công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn.

Hội thảo khoa học phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Sáng ngày 6/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn 2045”.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.