Tăng cường phòng, chống bệnh cúm, bệnh sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp
Ủy ban nhân dân tỉnh nhận được Công văn số 656/BYT-DP ngày 08/02/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Ảnh minh họa
Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình bệnh cúm, bệnh sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp trên địa bàn; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế cập nhật, đánh giá về nguy cơ dịch bệnh, chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh theo quy định của Bộ Y tế và thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh cúm, bệnh sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp theo khuyến cáo của ngành Y tế; hướng dẫn người dân khi có dấu hiệu mắc bệnh phải đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
- Phối hợp với ngành Y tế trong việc rà soát đối tượng tiêm chủng để tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ các mũi vắc xin phòng bệnh sởi; tiếp tục duy trì và tăng cường tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ.
- Phối hợp ngành Y tế trong hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch lây lan, bùng phát; thực hiện tốt việc thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh.
- Bảo đảm hậu cần, thuốc, vắc xin, thiết bị, vật tư, hoá chất phục vụ công tác phòng, chống bệnh theo phương châm 04 tại chỗ.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Sở Y tế
- Chỉ đạo việc theo dõi chặt chẽ tình hình bệnh truyền nhiễm trên địa bàn, nhất là bệnh cúm, bệnh sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do vi rút; chủ động công tác giám sát, lưu ý việc giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại các cơ sở y tế, các cơ sở giáo dục, các cụm, khu công nghiệp.
- Đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân và chuẩn bị sẵn sàng phương án trong tình huống gia tăng các trường hợp nhập viện, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong, nhất là đối với nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em, người bệnh tại khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật.
- Thực hiện nghiêm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm trong cơ cở khám bệnh, chữa bệnh. Chỉ đạo cơ sở y tế các cấp trên địa bàn đảm bảo bố trí đầy đủ cơ số thuốc cấp cứu, đủ giường bệnh, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thường gặp; tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người dân, đồng thời bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh cho người bệnh, người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí và các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông phòng, chống bệnh cúm, bệnh sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp; tập trung truyền thông phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, các cụm, khu công nghiệp, các địa điểm du lịch, trung tâm thương mại, các khu vực công cộng tập trung đông người; cung cấp các khuyến cáo để người dân đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Khuyến khích người dân chủ động tiêm vắc xin chủ động trong phòng, chống dịch.
Sở Giáo dục và Đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai các hoạt động vệ sinh phòng bệnh, hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân, bảo đảm môi trường thông thoáng, sạch sẽ; tổ chức theo dõi sức khoẻ của trẻ em, học sinh và thông báo ngay cho các cơ sở y tế khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để được cách ly, xử lý kịp thời. Thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và của tỉnh về phòng, chống dịch bệnh.
Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với ngành y tế tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng; thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện các yêu cầu phòng chống dịch.
- Tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cung cấp thông tin để người dân nâng cao hiểu về bệnh cúm, bệnh sởi, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và các biện pháp phòng bệnh nhất là phòng bệnh đặc hiệu bằng tiêm phòng vắc xin để người dân tích cực, chủ động tham gia tiêm chủng phòng bệnh.
Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp phối hợp với ngành Y tế triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh như đảm bảo vệ sinh môi trường, theo dõi sức khỏe của người lao động và hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân theo hướng dẫn của ngành y tế.
Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phối hợp với Sở Y tế để tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn tới người dân về bệnh cúm, bệnh sởi, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Tăng cường tuyên truyền về các biện pháp, phòng, chống bệnh cúm, bệnh sởi, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng, đảm bảo đối tượng tiêm được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin đang triển khai tại địa phương.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí, các trung tâm thương mại, địa điểm công cộng trên địa bàn; phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh để xử lý triệt để ổ dịch và điều trị kịp thời, không để lây lan ra diện rộng; thực hiện tốt việc thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, nắm chắc diễn biến tình hình dịch bệnh cúm, bệnh sởi và các dịch bệnh khác trên địa bàn, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
- Bố trí nguồn kinh phí triển khai, thực hiện công tác phòng, chống dịch tại địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành để đảm bảo thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị phòng, chống dịch bệnh theo phương châm 04 tại chỗ.
Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức, đoàn thể các cấp đẩy mạnh tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên và Nhân dân về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm, bệnh sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp theo khuyến cáo của ngành y tế, tăng cường vận động người dân đưa trẻ em tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh.
Yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung nêu trên; kịp thời báo cáo, tham mưu, đề xuất các vấn đề thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh

Trẻ nhập viện do đuối nước tăng
Mặc dù đã được khuyến cáo rất nhiều, thế nhưng năm nào cũng vậy, cứ vào dịp hè là tai nạn đuối nước ở trẻ lại gia tăng. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, số trẻ phải nhập viện cấp cứu do tai nạn đuối nước tăng mạnh từ đầu tháng 6, sau khi học sinh nghỉ hè.

Tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh
Sau khi hoàn thành các điều kiện triển khai bệnh án điện tử, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã rà soát, triển khai các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh cũng như nhân viên y tế.

Cần thêm 30.000 đơn vị máu điều trị cho bệnh nhân dịp hè
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết đang cần thêm 30.000 đơn vị máu, nhất là nhóm máu O để kịp cấp cứu, điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân trong mùa hè.

Thanh Hoá: Số ca mắc sởi và COVID-19 giảm mạnh
Ghi nhận tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, số ca mắc sởi và COVID-19 đã giảm mạnh. Đây là kết quả của việc triển khai kịp thời các giải pháp kiểm soát dịch bệnh của các địa phương, đơn vị.

Hiến máu nhân đạo – Hành trình đỏ lần thứ XIII
Sáng ngày 10/7, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công an tỉnh tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề Giọt hồng an ninh - vì hạnh phúc Nhân dân. Đây là một trong nhiều hoạt động trong chuỗi sự kiện thuộc chương trình Hành trình đỏ lần thứ XIII năm 2025.

Đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Chiều ngày 9/7, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã có buổi làm việc, đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp tại xã Hoằng Lộc. Đây là địa phương đầu tiên Sở Y tế làm việc sau khi chính quyền cấp xã đi vào hoạt động từ 1/7 nhằm nắm bắt các thuận lợi, khó khăn và các vấn đề bất cập, tìm cách tháo gỡ, cải thiện và nâng cao chất lượng y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Hướng dẫn triển khai hồ sơ bệnh án điện tử liên kết với số định danh cá nhân
Tại Thông tư hướng dẫn triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, Bộ Y tế đã hướng dẫn triển khai hồ sơ bệnh án điện tử liên kết với số định danh cá nhân, nhằm nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh và bảo vệ dữ liệu. Thông tư có hiệu lực từ ngày 21/7/2025.

Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị bệnh
Dinh dưỡng luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sống, phát triển của con người và không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh. Một chế độ ăn đầy đủ, phù hợp sẽ giúp nâng cao sức khỏe và tăng hiệu quả điều trị. Không những thế, với các bệnh nhân bị bệnh mạn tính, dinh dưỡng được coi là yếu tố có tác động trực tiếp tới tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Tất cả bệnh viện phải kê đơn thuốc điện tử từ 1/10
Thông tư 26 vừa được Bộ Y tế ban hành yêu cầu tất cả bệnh viện kê đơn thuốc điện tử từ ngày 1/10, tiến tới đồng bộ dữ liệu y tế và kiểm soát chặt việc bán thuốc không theo đơn.

Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm
Hệ thống Tiêm chủng VNVC vừa triển khai tiêm vaccine não mô cầu thế hệ mới trên toàn quốc không giới hạn độ tuổi. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, vaccine phòng não mô cầu được chỉ định tiêm cho người lớn từ 56 tuổi trở lên.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.