ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Tăng cường sinh kế cho người dân thông qua Quỹ bảo vệ phát triển rừng

Trong những năm qua, Quỹ bảo vệ phát triển rừng và phòng chống thiên tai Thanh Hóa đã nỗ lực huy động mọi nguồn lực để tham gia có hiệu quả vào việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nguồn kinh phí từ chi trả dịch vụ môi trường rừng không chỉ tác động mạnh mẽ đến công tác bảo vệ và phát triển rừng mà còn góp phần cải thiện sinh kế cho người dân, đóng góp vào sự phát triển ổn định kinh tế - xã hội tại các huyện miền núi trong tỉnh.

Mai Ngọc - Văn Tráng

20/11/2023 11:17

Thường Xuân là huyện miền núi có diện tích rừng lớn với trên 82,59 nghìn ha, trong có trên 80,149 nghìn ha diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng. Trong năm 2022, các đơn vị chủ rừng nhà nước, Ủy ban Nhân dân các xã và chủ rừng cộng đồng của huyện Thường Xuân đã được chi trả kinh phí dịch vụ môi trường rừng với số tiền trên 11,6 tỉ đồng. Nguồn kinh phí này không chỉ giúp các đơn vị mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ rừng mà còn tạo nguồn thu nhập đáng kể cho người dân thông qua nhận khoán bảo vệ rừng. Qua đó an ninh rừng được đảm bảo, số hộ xâm lấn nương rẫy không còn và nạn khai thác rừng trái phép đã giảm hẳn.

Tăng cường sinh kế cho người dân thông qua Quỹ bảo vệ phát triển rừng- Ảnh 1.

Tổ bảo vệ rừng cộng đồng thôn Thác Làng, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân được Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên khoán hợp đồng bảo vệ 875 ha rừng. Hàng tháng, tổ bảo vệ rừng với 20 người đã phối hợp với lực lượng kiểm lâm tổ chức đi tuần tra mỗi tháng 2 lần trên diện tích rừng được giao. Vào mùa nắng nóng, số lần tuần tra tăng thêm để ngăn chặn các nguy cơ cháy rừng. Nguồn kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng đã tăng thêm thu nhập cho các thành viên tổ bảo vệ rừng cộng đồng. Hiện nay trung bình mỗi thành viên tổ bảo vệ rừng cộng đồng thôn Thác Làng được nhận từ 3 - 4 triệu đồng 1 người 1 năm, trong đó có một số thành viên có số lượng ngày đi tuần rừng nhiều thu nhập lên đến 8 triệu đồng. Từ nguồn vốn ban đầu này, một số thành viên đã đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi ong lấy mật, trồng rừng để cải thiện kinh tế cho gia đình. Anh Lữ Văn Toàn, Tổ bảo vệ rừng cộng đồng thôn Thác Làng, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân cho biết: Nhận được khoản bảo vệ rừng kha khá về trang trải đóng tiền học cho con, phát triển nuôi ong với trâu bò giúp tăng thêm thu nhập để xóa đói, giảm nghèo cho bà con.

Tăng cường sinh kế cho người dân thông qua Quỹ bảo vệ phát triển rừng- Ảnh 2.

Nhiều năm trước người dân thôn Na nghịu, xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân thường xuyên vào rừng khai thác lâm sản phụ, ảnh hưởng đến chất lượng rừng. Từ khi triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, nhiều hộ dân đã xung phong nhận khoán bảo vệ rừng và nhận được nguồn kinh phí chi trả đáng kể, góp phần nâng cao đời sống cho nhiều hộ ra đình. Riêng trong năm 2022, toàn thôn Na Nghịu đã được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên diện tích trên 4,7 nghìn ha với tổng kinh phí trên 1,138 tỉ đồng. Trong đó một số hộ nhận khoán và bảo vệ rừng với diện tích lớn nhất lên tới 30 ha cho thu nhập từ 12-15 triệu đồng 1 năm. Nhờ có nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng ổn định, người dân đã có thêm thu nhập để phục vụ cuộc sống, một số hộ đã mạnh dạn đầu tư vào trồng cây ăn quả và chăn nuôi mang lại thu nhập khá. Ông Lữ Hữu Phước, thôn Na Nghịu, xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân cho biết: "Được nhận tiền bảo vệ rừng tôi mang về đầu tư chăm nuôi trồng cây, cho thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng để trang trải nuôi con cái. Từ ngày có thu nhập ổn định, anh em trong bản ai cũng có cơm ăn áo mặc nên tích cực tham gia bảo vệ rừng".

Tăng cường sinh kế cho người dân thông qua Quỹ bảo vệ phát triển rừng- Ảnh 3.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2012 - 2023, quỹ bảo vệ phát triển rừng và phòng chống thiên tai tỉnh đã thu được trên 200,65 tỷ đồng, thực hiện chi trả môi trường rừng trên 400.000 ha tại 12 huyện trong tỉnh. Qua đó đã có 22 chủ rừng; 516 cộng đồng dân cư thôn bản và trên 2.500 hộ gia đình cá nhân được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng để đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng, giúp các chủ rừng mua sắm các trang thiết bị bảo vệ rừng, chi trả công cho tổ tuần tra, bảo vệ rừng. Nhờ nguồn kinh phí từ chi trả dịch vụ môi trường rừng, cộng đồng ở nhiều thôn bản miền núi đặc biệt khó khăn đã hình thành quỹ để giúp cho các hộ dân vay để phát triển kinh tế hộ, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Xã Trung Lý huyện Mường Lát nằm trong khu vực được chi trả dịch vụ môi trường rừng. Năm 2023, các chủ rừng là cộng đồng thôn/bản, hộ gia đình xã Trung Lý được chi trả số tiền 1,195 tỉ đồng để bảo vệ trên 8,756 nghìn ha rừng được nghiệm thu từ 2022. Từ năm 2019, Quỹ Bảo vệ phát triển rừng và Phòng chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam xây dựng thí điểm mô hình "Nhóm tiết kiệm phụ nữ tự quản" tại bản Táo và bản Pá Quăn. Nguồn vốn hoạt động của quỹ được trích từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường, trong đó bản Pá Quăn là 41 triệu đồng, bản Táo là 170 triệu đồng. Quỹ này cho chị em phụ nữ vay theo hình thức quay vòng với lãi suất chỉ 0,5% 1 năm. Trung bình mỗi chị em được vay với định mức cao nhất là 20 triệu đồng, thấp nhất là 5 triệu đồng. 

Tăng cường sinh kế cho người dân thông qua Quỹ bảo vệ phát triển rừng- Ảnh 4.

Từ nguồn vốn này, nhiều gia đình chị em phụ nữ đầu tư phát triển sinh kế như chăn nuôi theo mô hình VAC, kinh doanh tạp hóa; mua con giống, thức ăn chăn nuôi..vv. Chị Lục Thị Hường, bản Táo, xã Trung Lý, huyện Mường Lát cho biết: "Tôi được vay 20 triệu đồng từ Quỹ tiết kiệm phụ nữ để đầu tư nuôi lợn, nuôi cá và trồng cây ăn quả. Đến nay thu nhập của gia đình tôi hàng năm đạt 80 triệu, tôi phấn khởi lắm".

Ngoài phải trả lãi hàng năm, các chị em phụ nữ được vay vốn từ "Nhóm tiết kiệm phụ nữ tự quản" sẽ phải góp thêm cổ phần để gia tăng nguồn vốn. Nhờ nguồn kinh phí trích từ chi trả dịch vụ môi trường rừng hàng năm và đóng góp cổ phần của chị em, đến nay riêng nguồn quỹ " Nhóm tiết kiệm phụ nữa tự quản" bản Táo đã tăng lên 314 triệu đồng. Hiện nay đã có 31 lượt hộ gia đình chị em phụ nữ tại bản Táo và bản Pá Quăn được vay vốn từ "Nhóm tiết kiệm phụ nữa tự quản" để phát triển kinh tế, phần lớn các hộ này đã vươn lên thoát nghèo và một số hộ kinh tế đã khấm khá hơn. Bà Lương Thị Minh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Trung Lý huyện Mường Lát cho biết thêm: đối với xã đặc biệt khó khăn thì nguồn quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo thuận lợi để chị em được vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ để thoát nghèo. Thông qua mô hình này nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ rừng cho chị em.

Tăng cường sinh kế cho người dân thông qua Quỹ bảo vệ phát triển rừng- Ảnh 5.

Trong những năm qua, để cộng đồng sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí từ chi trả dịch vụ môi trường rừng, Quỹ bảo vệ phát triển rừng và phòng chống thiên tai Thanh Hóa đã tư vấn cho các thôn bản xây dựng quy chế sử dụng quỹ hợp lý, công khai, minh bạch. Theo đó kinh phí được chi trả từ dịch vụ môi trường rừng ngoài chi trả trực tiếp cho hoạt động bảo vệ rừng, số còn lại từ 40 - 50% để góp thêm kinh phí xây dựng các công trình phục vụ dân sinh và duy trì phong trào chung. Đến nay đã có hàng vài chục công trình cộng đồng như nhà văn hóa, trường mầm non, đường giao thông liên thôn, cầu cống…vv. tại vùng sâu, vùng xa trong tỉnh được cải tạo và xây mới nhờ nguồn kinh phí tri trả dịch vụ môi trường rừng. Qua đó góp phần tích cực vào chương trình xây dựng nông thôn mới tại nhiều địa phương miền núi.

Với nguồn kinh phí ổn định được chi trả từ dịch vụ môi trường rừng hàng năm từ 350 - 400 triệu đồng, Ban Quản lý thôn Thác Làng, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân đã xây dựng quy chế sử dụng nguồn kinh phí rõ ràng, minh bạch. Trong đó trích 60% kinh phi phục vụ các hoạt động bảo vệ rừng và hội họp thôn, 40% còn lại dành để chi cho các hoạt động chung của cộng đồng như đầu tư hạ tầng, thực hiện các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo. Đến nay nhờ có nguồn kinh phí từ hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, cơ sở hạ tầng của thôn Thác Làng cơ bản được cải thiện, thôn đã được công nhận là thôn nông thôn mới. Ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng thôn Thác Làng, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân cho biết: trong những năm qua cộng đồng thôn Thác Làng sử dụng nguồn tiền này phát huy hiệu quả tối đa xây dựng nhiều công trình như nhà văn hóa thôn, sửa đường mua sắm loa đài, bà con không phải đóng thêm bất cứ nguồn kinh phí nào, mà đều trích từ nguồn quỹ dịch vụ môi trường rừng.

Tăng cường sinh kế cho người dân thông qua Quỹ bảo vệ phát triển rừng- Ảnh 6.

Bản Tình là bản đặc biệt khó khăn của xã Tam Lư, huyện Quan Sơn. Trong những năm qua, nhờ nguồn kinh phí từ chi trả dịch vụ môi trường rừng với mức ổn định từ 100 -120 triệu đồng 1 năm đã góp phần đánh kể để cộng đồng thôn bản đầu tư xây dựng các công trình dân sinh, cải tạo trường học. Qua đó từng bước làm thay đổi diện mạo thôn nông thôn mới nơi đây. Ông Hà Văn Thái, Bí thư, Trưởng bản Tình, xã Tam Lư, huyện Quan Sơn cho biết thêm: "Nhờ nguồn kinh phí từ chi trả dịch vụ môi trưởng rừng, chúng tôi hỗ trợ tổ đội bảo vệ rừng tiền ăn, ngoài ra cộng đồng đã họp bàn và thống nhất đưa vào xây dựng các công trình phúc lợi như nhà văn hóa, đường…bà con rất phấn khởi".

Có thể thấy, trong suốt 11 năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước đi vào cuộc sống. Qua đó huy động các nguồn lực tài chính ổn định, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân tham gia giữ rừng. Nhờ làm tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, tình hình an ninh rừng trên địa bàn lưu vực chi trả dịch vụ môi trường rừng tiếp tục được ổn định, không có tụ điểm, điểm nóng về vi phạm an ninh rừng, công tác phòng cháy chữa cháy rừng cũng được thực hiện đồng bộ và hiệu quả. Ông Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Mường Lát cũng khẳng định: Từ nguồn quỹ bảo vệ rừng đã góp phần gia tăng sinh kế cho người dân, hạn chế việc phát rừng làm nương rấy, qua đó giữ vững an ninh rừng trên địa bàn.

Ông Lê Quang Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Mặc dù nguồn kinh phí không nhiều, nhưng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo sinh kế cho người dân, qua đó từng bước nâng cao cuộc sống để người dân không còn tác động xấu đến rừng, qua đó bảo vệ rừng bền vững

Trong thời gian tới, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Thanh Hóa sẽ nỗ lực trong việc huy động các nguồn lực để gia tăng nguồn quỹ bảo vệ phát triển rừng. Đặc biệt mới đây thông qua Quỹ đối tác carbon trong lâm nghiệp cho 6 tỉnh Bắc Trung Bộ, giai đoạn từ 2023 - 2025 Thanh Hóa sẽ được Ngân hàng thế giới chi trả khoảng trên 8,9 triệu USD tiền bán tín chỉ carbon. Trong đó năm 2023 tỉnh Thanh Hóa được điều phối số tiền hơn 162,5 tỉ đồng để thực hiện chi trả cho các chủ rừng có rừng tự nhiên. Cùng với nguồn thu từ sử dụng dịch vụ môi trường rừng đang có thì nguồn kinh phí từ thí điểm cung cấp tín chỉ carbon sẽ góp phần to lớn để tỉnh Thanh Hóa thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Tăng cường sinh kế cho người dân thông qua Quỹ bảo vệ phát triển rừng- Ảnh 7.

Với những nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên, Ban quản lý Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và Phòng chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong việc huy động các nguồn lực xã hội, khẳng định là hướng đi đúng đắn, từng bước đi vào cuộc sống, tạo nên một nguồn lực tài chính mới ngoài ngân sách, mang tính ổn định, bền vững, phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Qua đó góp phần tạo ra nhiều việc làm, cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng và đồng bào các dân tộc ở các vùng miền núi tỉnh Thanh Hoá.

Nguồn: Phóng sự "Tăng cường sinh kế cho người dân thông qua Quỹ bảo vệ phát triển rừng"

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Agribank Lang Chánh cho vay hơn 720 tỷ đồng phát triển kinh tế

Agribank Lang Chánh cho vay hơn 720 tỷ đồng phát triển kinh tế

08:38 , 21/11/2024

Thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng thực hiện công tác huy động vốn, chủ động tạo nguồn cho vay phát triển sản xuất, nhất là cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, phát triển nghề truyền thống, cho vay phát triển kinh tế lâm nghiệp.

168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao

168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao

08:36 , 21/11/2024

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách

Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách

08:33 , 21/11/2024

Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các cấp tiếp tục tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài.

Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên

Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên

23:02 , 20/11/2024

Sáng ngày 20/11, tại xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả kinh tế - xã hội của các mô hình thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.

PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa

PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa

20:06 , 20/11/2024

Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.

Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước

Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước

18:02 , 20/11/2024

Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.

Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực

Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực

16:12 , 20/11/2024

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.

Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới

Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới

09:00 , 20/11/2024

Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.

Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD

Năm 2024: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có thể đạt 62 tỷ USD

08:10 , 20/11/2024

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam 10 tháng qua tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo 2 tháng còn lại của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng có thể đạt khoảng 5,5 tỷ USD, nâng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức kỷ lục 62 tỷ USD.

Đảm bảo nguồn  cung thịt lợn dịp cuối năm

Đảm bảo nguồn cung thịt lợn dịp cuối năm

08:00 , 20/11/2024

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thịt lợn có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm, do đó cần đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng thêm từ 10% đến 15% dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để xảy ra dịch bệnh và biến động giá cả.