Tăng cường tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp
Trong thời gian qua, các ngành, địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh phối hợp tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) với mục tiêu gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” trong năm 2023, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái biển bền vững, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên các vùng biển, thực hiện cam kết, điều ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc là thành viên.
Tính đến tháng 3/2023, toàn tỉnh đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho 1.125 tàu trong số 1.166 tàu, đạt 96,5%; cấp giấy phép khai thác thủy sản cho gần 2.000 tàu cá, đạt tỷ lệ 84%. Trong tháng 2/2023, tại 3 cảng cá chỉ định có 47 lượt tàu rời cảng, 8 lượt tàu cập cảng, sản lượng thủy sản qua cảng đạt 62,707 tấn.

Từ đầu năm đến nay, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển đã tổ chức nhiều hội nghị, phát tờ rơi, sổ tay tuyên truyền, phổ biến pháp luật, triển khai chính sách hỗ trợ thiết bị giám sát hành trình; quán triệt và yêu cầu các chủ tàu cá cam kết lắp đặt, duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình khi đi khai thác và thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp.

Ông Lê Phạm Thảo - Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Phạm Thảo - Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đã tuyên truyền đến từng chủ tàu về các quy định cấm khai thác IUU, phối hợp với biên phòng giám sát hành trình các tàu di chuyển, khai thác tren biển. Đến nay ý thức chấp hành pháp luật của chủ tàu đã được nâng cao"
Theo thống kê, hiện vẫn còn 463 tàu cá có chiều dài từ 6m đến dưới 12m chưa thực hiện đăng ký; vẫn còn 676 tàu hết hạn đăng kiểm; 41 tàu từ 15m trở lên chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.

Do đó, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của ngư dân, góp phần cùng các tỉnh ven biển gỡ thẻ vàng IUU trong năm 2023.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.

Mua hàng trên 5 triệu đồng phải chuyển khoản
Từ đầu tháng 7/2025, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực. Theo đó, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, cơ sở kinh doanh phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.

Ứng dụng công nghệ – nâng tầm nông sản sạch
Trước yêu cầu chất lượng nông sản ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đang trở thành xu hướng tất yếu. Thời gian gần đây, nhiều hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt yêu cầu thị trường.

Ngành Thuế đổi mới mô hình tổ chức, hỗ trợ người nộp thuế
Hiện cơ cấu tổ chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 đơn vị Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Mô hình này cho phép cơ quan thuế hoạt động gắn chặt với chính quyền địa phương, bao quát toàn bộ nguồn thu, tăng tính chủ động cho ngân sách địa phương.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 29,6% kế hoạch
Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước từ đầu năm đến ngày 30/6/2025 là trên 268.000 tỷ đồng, đạt 29,6% kế hoạch giao.

Linh hoạt ứng phó trước biến động thương mại
Thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tận dụng khoảng thời gian vàng 90 ngày Mỹ tạm hoãn thuế đối ứng để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Đồng thời linh hoạt, chủ động đa dạng hóa thị trường nhằm giữ nhịp sản xuất, xuất khẩu ổn định.

Hợp tác xã tích tụ ruộng đất, phát triển nông nghiệp hàng hóa
Thanh Hóa hiện có hơn 800 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, trong đó có khoảng 200 hợp tác xã chủ động tích tụ tập trung ruộng đất, ứng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Hoạt động của các hợp tác xã đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn.

Đưa sản phẩm truyền thống xuất ngoại
Thanh Hóa có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như chiếu cói, mây tre đan, dệt thổ cẩm, bánh gai, nước mắm, nem chua. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, tỉnh Thanh Hóa đang từng bước xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm truyền thống, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề và đưa sản phẩm truyền thống vươn xa.

Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 6/2025
Tháng 6 vừa qua, nhu cầu sử dụng điện của đa số các hộ đều tăng cao khiến số tiền phải nộp cũng tăng trông thấy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trường hợp đăng ký biến động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và Môi trường thông báo về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động như sau:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.