Tăng tốc xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản cuối năm
9 tháng năm 2024, tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt gần 4,6 tỷ USD, tăng 27,3% so với cùng kỳ. Trong đó, nhiều nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản đang ghi nhận tín hiệu khả quan về đơn hàng, thị trường. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ngành này trong tỉnh tăng tốc hoàn thành mục tiêu xuất khẩu cả năm 2024.
Trung bình mỗi tháng công ty TNHH Triệu Thái Sơn, tỉnh Thanh Hóa xuất khẩu hơn 200 container ván ép đi các thị trường Mỹ, EU. Đại diện doanh nghiệp cho biết, sức mua của thị trường thế giới và trong nước đang ấm dần, cùng với việc giá cước vận tải biển có xu hướng giảm dần là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đẩy mạnh khai thác các đơn hàng, thị trường mới. Đến thời điểm này, sản lượng đơn hàng của doanh nghiệp đã tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Phạm Đình Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Triệu Thái Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Khách hàng hầu hết là khách hàng truyền thống của mình nhiều năm nay, thị trường vẫn tốt, đơn hàng đã ký kết, ngoài ra đơn hàng mới hầu hết khách hàng chủ động tìm đến với mình".
9 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt gần 240 triệu USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ. Trong đó có nhiều mặt hàng tăng cao so với cùng kỳ như: dứa đóng hộp, dưa chuột đóng hộp tăng 57,5%; các mặt hàng cói tăng 22,4%; dăm gỗ tăng 54,3%; ván ép tăng 15,2%; ngao tăng 4,4%... Các doanh nghiệp cho biết, sự phục hồi tích cực của nhiều thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc đã thúc đẩy các đơn hàng xuất khẩu tăng. Các tháng tới là cao điểm các nhà nhập khẩu tăng cường mua vào để chuẩn bị nguồn hàng cho các dịp lễ, Tết. Do đó, nhóm mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản sẽ có nhiều cơ hội tăng xuất khẩu hơn nữa.
Ông Lê Chí Liệu, Quản lý Nhà máy chế biến gỗ Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Chúng tôi có những hợp tác bền vững nên khách nước ngoài vẫn tin tưởng đặt hợp đồng. Giá cả năm nay tăng hơn 10% so với năm ngoái, trong thị trường cạnh tranh chúng tôi phải tạo uy tín bằng chất lượng gỗ dăm, và bằng thời gian giao hàng đầy đủ".
Ông Lê Quý Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Thanh Hoá, cho biết: "Ngoài thị trường truyền thống như Châu Âu, Mỹ, Nhật, hiện tại công ty đã xây dựng phát triển được các thị trường khác như Trung Đông, Ấn độ, các nước Đông Nam Á, các sản phẩm đều hướng đến chất lượng để giữ vững thị trường".
Hiện nay, Việt Nam đã và đang ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nghị định thư để đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước nói chung, Thanh Hoá nói riêng khai thác thị trường. Cùng với nỗ lực của doanh nghiệp, các ngành Công thương, Nông nghiệp cũng đang phối hợp theo dõi biến động thị trường và hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm các kênh xuất khẩu chính ngạch, tiềm năng.
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024
Nông nghiệp xanh - xu hướng tất yếu để phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững
Những năm gần đây, nhiều hộ dân, Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lựa chọn sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn giảm thiểu tác động môi trường, tạo ra các sản phẩm an toàn với môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Đây cũng là điều kiện quan trọng để phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp.
Người chăn nuôi có lãi nhờ giá thịt, trứng gia cầm tăng
Từ đầu tháng 9 đến nay, giá trứng, thịt gia cầm tăng. Trong đó, giá thịt gia cầm tăng thêm từ 4.000 đến 5.000 đồng 1kg, giá trứng tăng từ 200 đến 300 đồng 1 quả so với những tháng trước. Nhờ đó, người chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có lãi.
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP
Tính đến hết tháng 9/2024, tỉnh Thanh Hóa có 531 sản phẩm OCOP, trong đó hầu hết các sản phẩm OCOP đều đạt được tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường Việt Nam và một số thị trường khác trên thế giới. Được công nhận OCOP, nhiều sản phẩm có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ.
Tổng sản lượng cây ăn quả đạt khoảng 251.300 tấn
Theo báo cáo của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, tính đến hết tháng 9/2024, trên địa bàn tỉnh có khoảng 23.000 ha cây ăn quả. Tổng sản lượng trái cây thu hoạch khoảng 251.300 tấn.
Doanh nghiệp Thanh Hoá đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh
Ở thời kỳ nào, doanh nghiệp doanh nhân cũng được xác định là lực lượng quan trọng tạo ra của cải vật chất, việc làm và tham gia giải quyết những vấn đề xã hội. Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền các cấp, những năm qua đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Thanh Hóa đã nỗ lực cố gắng, không ngừng lớn mạnh, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của quê hương, đất nước.
Triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ban hành kèm theo Quyết định số 929 ngày 31/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 14832
Ngành xây dựng tăng trưởng 7,48% trong 9 tháng
Trong 9 tháng qua, tốc độ tăng trưởng của ngành Xây dựng ước tăng 7,48% so cùng kỳ. Tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc ước đạt hơn 43,7%. Tỷ lệ lập quy hoạch chung đô thị đạt 100%. Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc ước đạt 26,5m2 sàn/người, tăng 0,9m2 so với năm 2023.
Huyện Thiệu Hóa tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu
Nhân kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 -13/10/2024), huyện Thiệu Hóa đã tổ chức gặp mặt và tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu.
Phát triển rừng trồng theo tiêu chuẩn quốc tế
Thanh Hóa có gần 648 nghìn ha rừng và lâm nghiệp, chiếm trên 53% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Để nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường quản lý, cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC (chứng nhận quản lý rừng bền vững của Hội đồng Quản lý rừng thế giới) cho rừng trồng. Hướng đi này đã phát huy hiệu quả, giúp người trồng rừng nâng cao giá trị kinh tế, xã hội và bảo vệ được môi trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.