Tạo chuyển biến về nhận thức, hành động trong phòng, chống bạo lực gia đình
Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình, tạo chuyển biến về nhận thức, hành động trong phòng, chống bạo lực để từng bước giảm dần bạo lực gia đình, kịp thời hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.
![]() |
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 13/1/2022 phê duyệt Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025.
Chương trình đặt mục tiêu đạt 40% số hộ gia đình tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề về phòng, chống bạo lực gia đình do UBND cấp xã tổ chức tại các thôn, tổ dân phố.
Phấn đấu đạt 50% các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của Trung ương và địa phương có chuyên mục về phòng, chống bạo lực gia đình được phát sóng định kỳ.
Đạt trên 70% người có nguy cơ bị bạo lực gia đình được trang bị kiến thức, kỹ năng về ứng phó khi bị bạo lực gia đình; những người bị bạo lực gia đình khi phát hiện được bảo vệ, trợ giúp pháp lý và chăm sóc sức khỏe phấn đấu đạt 95%; những người có hành vi bạo lực gia đình khi phát hiện được tư vấn, cung cấp kiến thức, kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực phấn đấu đạt trên 80%.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cộng tác viên dân số thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng phấn đấu đạt 90%; đạt 95% xã, phường, thị trấn duy trì mô hình phòng, chống bạo lực gia đình; đạt 90% người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình các cấp được được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về phòng, chống bạo lực gia đình.
Để thực hiện các mục tiêu trên, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình là: Hoàn thiện pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình; tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo và phối hợp liên ngành giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình; xây dựng và vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa bạo lực gia đình; thông tin, giáo dục, truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình các cấp, các ngành; hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học; xây dựng cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Trong đó, xây dựng và vận hành mạng lưới phòng, chống bạo lực gia đình các cấp; cộng tác viên dân số thực hiện công tác gia đình ở cộng đồng để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình, thu thập thông tin về bạo lực gia đình; quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương nếu để xảy ra tình trạng bạo lực trong phạm vi quản lý.
Xây dựng, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên về phòng, chống bạo lực gia đình; nghiên cứu, xây dựng và phát triển mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn hôn nhân và gia đình; tư vấn hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho người tham gia cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa bạo lực gia đình; triển khai và nhân rộng các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng.
Tổ chức truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với từng đối tượng, văn hóa của vùng miền, đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đa dạng hóa phương thức, các loại hình, sản phẩm thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình. Khuyến khích sáng tác các chương trình và tác phẩm văn hóa nghệ thuật, các hoạt động thể thao thực hiện truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình.
Các cơ quan truyền thông, báo chí từ Trung ương đến địa phương duy trì hiệu quả các chuyên trang, chuyên mục với thời lượng và khung giờ phù hợp nhằm hướng dẫn kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình; lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với các cấp học, bậc học; tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo Cổng TTĐT Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

1 tháng qua, Công an Thanh Hóa thu nhận hơn 26.000 hồ sơ cấp căn cước
Từ ngày 1/3/2025, để bảo đảm thuận lợi cho người dân cũng như doanh nghiệp khi giải quyết các thủ tục hành chính, nhất là việc thực hiện thủ tục cấp căn cước, ngay sau khi triển khai mô hình bộ máy mới, Công an tỉnh Thanh Hoá vẫn duy trì công tác tiếp dân, bố trí 28 điểm thu nhận hồ sơ cấp Căn cước cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh.

Thời tiết 3/4: Thanh Hóa sáng có sương mù, trưa chiều trời nắng
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (3/4), Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Sáng sớm và đêm trời rét.

Kịp thời dập tắt đám cháy ở quán ăn thuộc phường Trường Thi
Trưa ngày 02/4, tại quán mỳ cay có địa chỉ số 3A, đường Chu Văn An, phường Trường Thi, thành phố Thanh Hoá xảy ra cháy. Rất may, vụ việc không gây thiệt hại về người.

Từ 1/4, tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe tại 9 điểm công an cấp xã
Bắt đầu từ ngày 1/4/2025, Công an của 9 thị trấn, phường được giao nhiệm vụ thực hiện tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe cơ giới, giấy phép lái xe quốc tế cho công dân tất cả các ngày làm việc và thứ bảy hàng tuần. Người dân có nhu cầu muốn cấp, cấp đổi giấy phép lái xe trực tiếp có thể đến tại 9 điểm trên, hoặc có thể vào trang dịch vụ công trực tuyến Cổng Dịch vụ công mức độ 4 để nộp.

Triển khai thực hiện phong trào “Bình dân học vụ số”
Nhằm nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến về hành động cho cán bộ, hội viên, phụ nữ về chuyển đổi số, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức triển khai kế hoạch Hưởng ứng phong trào “Bình dân học vụ số”.

Bồi dưỡng quản lý chất lượng sản phẩm, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào kinh doanh cho các mô hình kinh tế tập thể
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức lớp Bồi dưỡng quản lý chất lượng sản phẩm, chuyển đổi số, thực hành kỹ năng ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh cho các nữ quản lý mô hình kinh tế tập thể.

Đặc sắc chương trình văn nghệ “Hàm Rồng vang mãi chiến công”
Nằm trong chuỗi sự kiện Kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng, tối qua 1/4, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, đã tổ chức chương trình văn nghệ “Hàm Rồng vang mãi chiến công”.

Tri ân cựu chiến binh, cựu dân quân từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng
Cảm phục, trân trọng sự hi sinh, đóng góp của các thế hệ cha anh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, sinh viên Nguyễn Bảo Ngọc, K27C, Khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hoá – người vừa giành giải Nhất cuộc thi Sinh viên tài năng, thanh lịch tỉnh Thanh Hoá năm 2025 đã dành toàn bộ tiền thưởng để tri ấn các cựu chiến binh, cựu dân quân từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng.

Đường xuống cấp gần 10 năm vẫn chưa được cải tạo, nâng cấp
Nằm giữa trung tâm thành phố du lịch Sầm Sơn, đường Nguyễn Hồng Lễ - một trong những tuyến giao thông chính của phường Trung Sơn đã xuống cấp gần 10 năm nay nhưng vẫn chưa được cải tạo, nâng cấp. Đáng nói là tuyến đường xuống cấp nhiều năm, người dân mòn mỏi trông chờ tuyến đường sớm được nâng cấp, còn địa phương vẫn không thể triển khai các giải pháp khắc phục vì nhiều lý do.

Tập huấn nghiệp vụ tiếp nhận hồ sơ cấp đổi Giấy phép lái xe
Sáng 1/4, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe (GPLX) cho công an cấp xã trên địa bàn tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.