ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Tạo cơ sở pháp lý để xử lý nghiêm minh những hành vi cản trở hoạt động tố tụng

Sáng 15/8, tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.

15/08/2022 15:35

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong tố tụng

Trình bày Tờ trình về dự án Pháp lệnh, Phó Chánh án Thường trực Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Trí Tuệ cho biết, thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động tố tụng cho thấy, các hành vi cản trở hoạt động tố tụng xảy ra ngày càng nhiều, có xu hướng gia tăng, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ việc, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giải quyết vụ việc của cơ quan, người có thẩm quyền, tính tôn nghiêm và quyền uy của tư pháp.

“Việc ban hành một văn bản pháp luật thống nhất và chi tiết, tạo cơ sở pháp lý để xử lý nghiêm minh những hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong tố tụng và ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa những vi phạm có thể xảy ra; nâng cao uy tín của cơ quan nhà nước, bảo đảm sự tôn nghiêm của Tòa án, bảo đảm sự tôn trọng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với cơ quan tiến hành tố tụng; tạo điều kiện giải quyết các vụ việc nhanh chóng, hiệu quả, đúng pháp luật” – ông Nguyễn Trí Tuệ nhấn mạnh.

Dự thảo Pháp lệnh gồm 4 chương, 45 điều, quy định rõ hành vi cản trở hoạt động tố tụng hình sự; hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, bắt giữ tàu bay, bắt giữ tàu biển; hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp; và hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng.

Tạo cơ sở pháp lý để xử lý nghiêm minh những hành vi cản trở hoạt động tố tụng - Ảnh 1.

Phó Chánh án Thường trực Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Trí Tuệ trình bày Tờ trình về dự thảo Pháp lệnh. (Ảnh: DUY LINH)

Ngoài ra, dự thảo Pháp lệnh cũng quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt, xác định thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân, Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư; quy định việc phân định thẩm quyền xử phạt giữa các cơ quan này; thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; lập biên bản vi phạm hành chính; chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính…

Theo báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày, các thành viên Ủy ban nhất trí với sự cần thiết ban hành Pháp lệnh, cơ bản tán thành những nội dung cụ thể của dự thảo Pháp lệnh liên quan đến phạm vi, đối tượng điều chỉnh; các hành vi cản trở hoạt động tố tụng; các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng…

Về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, đa số ý kiến thống nhất với Cơ quan soạn thảo, đề nghị không quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị bổ sung đồng thời thẩm quyền xử phạt cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

Rà soát kỹ để không bỏ sót đối tượng vi phạm

Phát biểu ý kiến tại phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với nội dung dự thảo Pháp lệnh, đánh giá cao cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ, Ủy ban Pháp luật, Hội đồng Dân tộc hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp này.

Các đại biểu đã tập trung làm rõ một số vấn đề như thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, trong đó có thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; thi hành án; các biện pháp khắc phục hậu quả…

Đánh giá quá trình soạn thảo rất công phu, nghiêm túc với sự vào cuộc từ sớm, từ xa, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý, thi hành án cũng là một khâu trong quá trình tố tụng, có cần bổ sung vào phạm vi điều chỉnh của dự thảo Pháp lệnh này hay không? Thực tiễn cho thấy, công tác thi hành án những năm gần đây có nhiều tiến bộ, nhưng cũng còn không ít vướng mắc, khó khăn, như lĩnh vực đền bù, giải tỏa mặt bằng...

Về hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Chủ tịch Quốc hội cho biết nội dung này đã được quy định trong luật, cứ bám sát quy định này và không quy định thêm. Phần nào mới chỉ quy định mà chưa chi tiết nhóm, loại mà cần cụ thể thêm thì phải tính toán, theo hướng nếu đã có các quy định về pháp luật chuyên ngành, sau đó nghị định của Chính phủ đã ban hành, mức giống nhau và hành vi cũng giống nhau thì không nhất thiết phải quy định trong Pháp lệnh này mà chỉ cần dẫn chiếu, thực hiện theo các pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính chuyên ngành.

Nếu hàm ý muốn xử tăng nặng hơn đối với một hành vi nào đó thì có thể quy định trong Pháp lệnh, nhưng để bảo đảm tính tương thích, đồng bộ của hệ thống pháp luật, hoạt động nào mà các luật chuyên ngành về xử phạt vi phạm hành chính đã có rồi thì không nên nêu ra một mức khác với mức đã quy định mà nên nói là ngoài mức đó theo Pháp lệnh này thì xử phạt thêm. Như vậy sẽ tránh được tình trạng một hành vi bị xử lý mức phạt khác nhau ở hai văn bản pháp luật.

Liên quan thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần tính toán kỹ, có loại trừ hay không và loại trừ gì để bảo đảm tính khả thi.

Đối với các trường hợp khác, cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng hơn để tránh bỏ sót đối tượng vi phạm. Công nhân viên chức vi phạm thì không xử phạt theo các pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính mà xử phạt theo Luật Cán bộ, công chức thì hoàn toàn đúng. Một số đối tượng khác tham gia vào quá trình tố tụng mà không phải là công chức, viên chức mà còn bị bỏ sót ở đây thì phải rà soát lại, ví dụ như Hội thẩm nhân dân hay một số đối tượng tham gia vào giám định…

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, qua các ý kiến thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với các nội dung trong dự thảo Pháp lệnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra cùng các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ trong hai ngày tới để hoàn chỉnh, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua và ban hành vào sáng 18/8 tới.

Tạo cơ sở pháp lý để xử lý nghiêm minh những hành vi cản trở hoạt động tố tụng - Ảnh 2.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)

Trong quá trình hoàn chỉnh cần cân nhắc làm rõ vấn đề phạm vi, đối tượng điều chỉnh; tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các hành vi cản trở tố tụng hình sự, các yếu tố cấu thành hành vi này, mức xử phạt bảo đảm phù hợp tính chất và mức độ của hành vi vi phạm, phù hợp với các bộ Luật liên quan. Đồng thời cần tham khảo thêm mức xử phạt trong một số Nghị định của Chính phủ đối với một số hành vi tương đồng để có thiết kế đồng bộ, thống nhất. Bên cạnh đó cần rà soát những người có hành vi cản trở tố tụng để không bỏ sót đối tượng.

Thường vụ Quốc hội thống nhất cơ bản với các quy định về xác định thẩm quyền và phân định thẩm quyền xử phạt, đồng thời thống nhất bổ sung nội dung quy định giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hành vi cản trở hoạt động tố tụng, có loại trừ trong một số trường hợp không thực hiện được.

Nguồn: nhandan.vn

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
[Ảnh] Chủ tịch nước Lương Cường viếng Đại tướng Khamtay Siphandone

[Ảnh] Chủ tịch nước Lương Cường viếng Đại tướng Khamtay Siphandone

10:08 , 04/04/2025

Sáng 4/4, tại Đại sứ quán Lào tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đến viếng và ghi sổ tang tưởng niệm Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quan Sơn sơ kết việc thực hiện nhiệm vụ quý I năm 2025

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quan Sơn sơ kết việc thực hiện nhiệm vụ quý I năm 2025

09:56 , 04/04/2025

Ngày 03/4, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quan Sơn đã đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2025.

Người dày công vun đắp cầu nối hữu nghị, đoàn kết Việt - Lào

Người dày công vun đắp cầu nối hữu nghị, đoàn kết Việt - Lào

09:19 , 04/04/2025

Mối quan hệ trong sáng, thủy chung hiếm có là hành trang quý giá của hai dân tộc Việt Nam và Lào trên con đường phát triển. Điều đó không ngừng được xây đắp bởi lớp lớp thế hệ lãnh đạo cùng nhân dân hai nước, trong đó có đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, nhà cách mạng lão thành của Đảng NDCM Lào.

Thủ tướng gửi Điện chia buồn đồng chí Khamtay Siphandone từ trần

Thủ tướng gửi Điện chia buồn đồng chí Khamtay Siphandone từ trần

09:17 , 04/04/2025

Ngày 3/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện tới đồng chí Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ Lào chia buồn về việc thân phụ của đồng chí Thủ tướng, đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần ngày 2/4.

Hội nghị lần thứ 27, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc

Hội nghị lần thứ 27, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc

23:03 , 03/04/2025

Sáng ngày 3/4, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức Hội nghị lần thứ 27, khóa 26, nhiệm kỳ 2020-2025, để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2025.

Hàm Rồng Chiến thắng mãi là bản anh hùng ca bất tử

Hàm Rồng Chiến thắng mãi là bản anh hùng ca bất tử

22:22 , 03/04/2025

Tối 3/4/2025, tỉnh Thanh Hoá tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2025). Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tại buổi lễ ý nghĩa này!

Chủ tịch Khamtay Siphandone: Nhà lãnh đạo xuất sắc của Lào, người bạn lớn của Việt Nam

Chủ tịch Khamtay Siphandone: Nhà lãnh đạo xuất sắc của Lào, người bạn lớn của Việt Nam

20:48 , 03/04/2025

Chủ tịch Khamtay Siphandone là một trong những lãnh đạo Lào luôn có quan hệ gần gũi, gắn bó với các nhà lãnh đạo Việt Nam ở mọi thời kỳ, là người luôn quan tâm vun đắp quan hệ Lào-Việt Nam.

[Infographic] Những cống hiến to lớn của đồng chí Khamtay Siphandone đối với sự nghiệp cách mạng Lào

[Infographic] Những cống hiến to lớn của đồng chí Khamtay Siphandone đối với sự nghiệp cách mạng Lào

20:41 , 03/04/2025

Trong cả cuộc đời, đồng chí Khamtay Siphandone đã cống hiến trí tuệ, sức lực vì sự nghiệp cách mạng của đảng Nhân dân cách mạng Lào, vì sự phát triển của đất nước và cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân Lào các dân tộc.

Việt Nam trân trọng sự cống hiến to lớn của đồng chí Khamtay Siphandone cho quan hệ Việt-Lào

Việt Nam trân trọng sự cống hiến to lớn của đồng chí Khamtay Siphandone cho quan hệ Việt-Lào

20:32 , 03/04/2025

Đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào, là một người bạn lớn, người đồng chí, anh em vô cùng thân thiết của nhân dân Việt Nam, từng sát cánh cùng nhân dân Việt Nam trong những cuộc kháng chiến trường kỳ của hai dân tộc Lào và Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

20:26 , 03/04/2025

Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu Đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.