Tạo sự đột phá mạnh mẽ, sớm đưa Như Thanh trở thành huyện khá của tỉnh
Sáng ngày 21/2, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có chuyến thăm và làm việc tại huyện Như Thanh, kiểm tra tình hình, kết quả sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và một số nội dung quan trọng khác. Tham gia đoàn công tác có Đại tá Lê Văn Diện, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; đồng chí Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số ngành cấp tỉnh và Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh.
Trước khi làm việc với lãnh đạo huyện Như Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng và đoàn công tác đã đi kiểm tra thực địa tình hình thi công dự án tuyến đường Vạn Thiện - Bến En. Tuyến đường có chiều dài hơn 12km, đi qua địa bàn 2 huyện là Nông Cống và Như Thanh, với tổng mức đầu tư gần 1.200 tỷ đồng.
Được khởi công từ tháng 8/2022, đến nay tiến độ xây lắp đã đạt khoảng 51%. Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng đánh giá cao chủ đầu tư, các nhà thầu và các địa phương đã có nhiều cố gắng trong quá trình triển khai dự án; đồng thời đề nghị các bên liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ, quyết tâm, quyết liệt hơn nữa để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Bí thư Tỉnh ủy đề nghị huyện Nông Cống phấn đấu hoàn thành giải phóng mặt bằng trước ngày 15/3; huyện Như Thanh chậm nhất hết ngày 29/2 phải hoàn thành.
Đến thăm, kiểm tra tình hình sản xuất đầu năm tại công ty TNHH giầy Akalia thuộc Tập đoàn Hoa Lợi, đứng chân trên địa bàn xã Hải Long, huyện Như Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng chúc mừng nhà máy sau 4 năm đi vào hoạt động đã không ngừng phát triển, đến nay đã đạt công suất 13 triệu đôi giầy/năm, tạo việc làm cho 7.500 lao động, với mức lương bình quân 6,5 triệu đồng/người/tháng. Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Hoa Lợi là tập đoàn kinh tế lớn, đã đầu tư vào địa bàn tỉnh Thanh Hóa xấp xỉ 1 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 100.000 lao động. Hiện nay, tập đoàn đang triển khai các dự án mới tại khu vực nông thôn, miền núi, là hướng đi phù hợp với định hướng của tỉnh. Do vậy, Thanh Hóa sẽ tiếp tục đồng hành, chia sẻ và hỗ trợ doanh nghiệp. Bí thư Tỉnh ủy ghi nhận các đề xuất, kiến nghị của tập đoàn liên quan đến đất đai và đầu tư xây dựng, đồng thời chỉ đạo các ngành, các địa phương liên quan phối hợp xem xét, giải quyết theo đúng quy định.
Theo báo cáo của lãnh đạo huyện Như Thanh tại buổi làm việc, sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; đến nay trong số 29 chỉ tiêu chủ yếu đã có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mức kế hoạch. Kinh tế duy trì đà tăng trưởng; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 5,83%, đứng thứ 17 toàn tỉnh và đứng thứ 3 trong số 11 huyện miền núi. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 47,45 triệu đồng, đạt 67,8% chỉ tiêu Nghị quyết. Văn hóa - xã hội chuyển biến tiến bộ; đời sống Nhân dân tiếp tục được cải thiện. An ninh chính trị được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có chuyển biến tích cực.
Cùng với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, thời gian qua, huyện Như Thanh cũng tập trung thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo Thông báo số 25 ngày 26/2/2021 của Văn phòng Tỉnh ủy về Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tại buổi làm việc với lãnh đạo huyện; trong đó có một số nội dung đã hoàn thành đúng yêu cầu, đúng tiến độ.
Tại buổi làm việc, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ngành cấp tỉnh đã phát biểu, làm rõ hơn những kết quả nổi bật của huyện Như Thanh trên các lĩnh vực; chỉ ra những khó khăn, hạn chế; phân tích các tiềm năng, lợi thế nổi trội, các dư địa còn có thể khai thác, phát huy, đồng thời gợi mở nhiều giải pháp để thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế xã hội của địa phương trong thời gian tới.
Kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng biểu dương và chúc mừng những thành tích mà huyện Như Thanh đạt được sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tuy nhiên, đồng chí cũng lưu ý: bên cạnh kết quả đạt được, cần thẳng thắn thừa nhận, so với tiềm năng, lợi thế của huyện thì Như Thanh vẫn còn một số mặt hạn chế, có mặt yếu kém, đó là: Kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện; một số chỉ tiêu đạt thấp và rất khó đạt được kế hoạch đến năm 2025. Bên cạnh đó, tiềm năng về phát triển du lịch vẫn chưa được đầu tư và khai thác hiệu quả. Hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Môi trường đầu tư kinh doanh tuy được quan tâm song sức hút còn hạn chế, năng lực cạnh tranh chưa cao. Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực, nhất là đất đai, tài nguyên môi trường, xây dựng còn bất cập. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng, đảng viên còn hạn chế, trách nhiệm chưa cao. Tác phong, lề lối làm việc, hiệu quả giải quyết công việc của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh: thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2020-2025 không nhiều, khó khăn và thách thức còn rất lớn, nhiệm vụ đặt ra còn rất nặng nề. Do vậy, Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, đổi mới mạnh mẽ tư duy, phong cách làm việc, sâu sát, quyết liệt, cụ thể hơn. Phải nghiên cứu, đánh giá kỹ các tiềm năng, thế mạnh, những yếu tố thuận lợi, cũng như những tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn của huyện trong quá trình phát triển; tranh thủ thời cơ, vận hội mới và đà phát triển mạnh mẽ của tỉnh, để xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, định hướng phát triển và các giải pháp phù hợp, tạo sự đột phá mạnh mẽ đưa huyện Như Thanh trở thành huyện khá của tỉnh và hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới.
Bí thư Tỉnh ủy nêu rõ: là một huyện miền núi thấp nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, Như Thanh có nhiều dư địa để phát triển kinh tế - xã hội, với vị trí tương đối thuận lợi do nằm trong vùng tam giác của 3 trung tâm kinh tế động lực là Thành phố Thanh Hóa - Thành phố Sầm Sơn; Khu kinh tế Nghi Sơn và Khu vực Lam Sơn - Sao Vàng. Với tuyến Quốc lộ 45 và đường Nghi Sơn - Bãi Trành đi qua địa bàn, Như Thanh là cửa ngõ giao thương của vùng đồng bằng với vùng miền núi phía Tây Nam; có điều kiện phát triển tổng hợp nông, lâm nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; phát triển công nghiệp - xây dựng gắn với phát triển đô thị trong vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ, có vai trò hỗ trợ phát triển cho Khu kinh tế Nghi Sơn; đồng thời nằm trong vùng trọng điểm du lịch sinh thái với trung tâm là Vườn Quốc gia Bến En, cùng nhiều di tích lịch sử, danh thắng, như: Lò cao kháng chiến Hải Vân, Phủ Sung, Đền Khe Rồng, Phủ Na.
Để khai thác, phát huy tốt các tiềm năng, thế mạnh nêu trên, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị huyện cần tiếp tục gìn giữ, chăm lo, vun đắp cho sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và trong Nhân dân, nhất là trong thường trực, thường vụ cấp ủy, trong cấp ủy, trong tập thể lãnh đạo. Làm tốt công tác chính trị tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, chuyển hóa truyền thống cách mạng, văn hóa lịch sử thành nguồn lực, động lực để phát triển. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực, cố gắng, quyết tâm, quyết liệt, sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, đeo bám công việc đến cùng và làm việc gì dứt điểm việc đó, mang lại sản phẩm, hiệu quả đích thực.Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nghị quyết của Đảng và Nghị quyết Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025, Thông báo số 25 của Văn phòng Tỉnh ủy. Tập trung rà soát, đánh giá khách quan, chính xác, trung thực, đúng quy định toàn bộ các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 23. Theo đó, đối với những chỉ tiêu đã đạt, phải phấn đấu đạt cao hơn; những chỉ tiêu đạt thấp, khả năng khó hoàn thành cần phân tích rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để có giải pháp cụ thể, phân công tập thể và cá nhân phụ trách, xác định rõ thời gian thực hiện và hoàn thành để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức toàn bộ các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.
Về các nhiệm vụ cụ thể, huyện cần tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, trong đó cần chú ý cập nhật, bổ sung các phương án, giải pháp mang tính kết nối với các địa phương lân cận, nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh về vị trí địa lý của huyện nằm trong vùng tam giác của 3 trung tâm kinh tế động lực.
Bí thư Tỉnh ủy cho rằng: là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, huyện Như Thanh phải luôn coi phát triển nông nghiệp là nền tảng, là điều kiện quan trọng để phát triển bền vững. Lấy ví dụ về việc tỉnh Thanh Hóa có nhiều vùng trồng đào nổi tiếng, nhưng lâu nay chủ yếu canh tác theo kinh nghiệm truyền thống, nên dịp Tết vừa qua đào của một số tỉnh phía Bắc do ứng dụng kỹ thuật cao và công nghệ mới vào sản xuất, tạo ra những cây hoa đào có dáng, thế độc lạ, hoa đẹp, nên đã chiếm lĩnh thị phần tương đối trong tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị ngành Nông nghiệp của Như Thanh nói riêng và Thanh Hóa nói chung cần năng động, linh hoạt hơn nữa và sẵn sàng đổi mới để thích ứng với nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường; cần nhanh chóng chuyển từ sản xuất Nông nghiệp sang kinh tế Nông nghiệp; chuyển từ nền Nông nghiệp nâu, dựa vào khai thác tài nguyên là chủ yếu sang nền Nông nghiệp xanh, dựa trên ứng dụng công nghệ cao. Đối với huyện Như Thanh, cần tập trung phát triển mạnh các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế; gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và xây dựng Nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mà huyện có lợi thế như công nghiệp chế biến nông, lâm sản, hàng may mặc, da giày và vật liệu xây dựng;tập trung thu hút các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, năng lượng tái tạo, các ngành công nghiệp phụ trợ cho Khu kinh tế Nghi Sơn, nhằm tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế của huyện. Phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ, trọng tâm là phát triển du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, kết hợp phát triển du lịch tâm linh với du lịch cộng đồng. Chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa bản địa, các lễ hội truyền thống.Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; đa dạng hóa các hình thức kêu gọi, xúc tiến đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông đồng bộ. Tiếp tục nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội;bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Trong lĩnh vực công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh yêu cầu: Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy và từng đồng chí cán bộ chủ chốt của huyện Như Thanh phải sâu sát cơ sở, biết dựa vào dân, lắng nghe Nhân dân và huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; nêu cao hơn nữa tinh thần năng động, sáng tạo, đổi mới tư duy, phương pháp, cách làm theo phương châm "tư duy mở, hoạt động nhanh, hiệu quả thật", luôn trăn trở tìm ra giải pháp để xây dựng, phát triển huyện xứng đáng với tiềm năng, lợi thế, truyền thống văn hóa, lịch sử hào hùng của quê hương, sự tin tưởng, kỳ vọng của tỉnh.
Hoằng Hoá xây dựng “Xã, thị trấn, huyện không ma túy”
Sáng ngày 21/11, UBND huyện Hoằng Hóa đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai xây dựng “Xã, thị trấn, huyện không ma túy” giai đoạn 2024 – 2025.
Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B (TP Thanh Hóa), đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có bài phát biểu tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng này.
Giao lưu "Những đóa hoa miền sơn cước"
Trước thềm Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024, tối ngày 20/11, Đài PT&TH Thanh Hóa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp gặp gỡ, giao lưu điển hình tiến tiến các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh với chủ đề "Những đóa hoa miền sơn cước". Tới dự có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, MTTQ và đoàn thể cấp tỉnh; các đại biểu dự Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV, cùng đại diện lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên, học sinh sinh viên trên địa bàn tỉnh.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia
Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11.
Viettel Thanh Hóa tập huấn triển khai dịch vụ 5G
Chiều ngày 20/11, Viettel Thanh Hóa tổ chức hội nghị đào tạo, tập huấn triển khai dịch vụ 5G cho gần 100 đại biểu là lãnh đạo, nhân viên 27 chi nhánh trên địa bàn tỉnh.
Ngày đầu Đại hội các dân tộc thiểu số toàn tỉnh năm 2024
Đại hội các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV, năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 20 và 21/11.
Giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế tại huyện Quan Hoá
Ngày 20/11, Đoàn Giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh đã giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2021 - 2023 tại huyện Quan Hoá.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Đoàn công tác của tỉnh Thanh Hoá kết thúc tốt đẹp các hoạt động xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản
Đoàn công tác của tỉnh Thanh Hoá do đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hoá làm Trưởng đoàn đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Thuỷ, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương trong tỉnh, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và một số doanh nghiệp của tỉnh Thanh Hoá.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng ngày 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.