Tập đoàn Alibaba thiệt hại hàng trăm tỷ USD sau thông tin bị điều tra
Cổ phiếu của Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba niêm yết tại sàn chứng khoán Hong Kong và New York đều trượt sâu sau khi thông tin Tập đoàn này bị chính phủ Trung Quốc điều tra.
Theo đó, kết thúc phiên giao dịch ngày hôm 24/12, giá cổ phiếu của Tập đoàn Alibaba tại sàn chứng khoán Hong Kong và New York đều giảm mạnh sau khi thông tin tập đoàn này bị điều tra. Chốt phiên giao dịch, giá cổ phiếu của Alibaba tại sàn chứng khoán Hong Kong đã giảm 20,2 đô la Hong Kong xuống còn 226,2 đô la Hong Kong/cổ phiếu, mức giảm 8,13%.
Trong khi đó, tại sàn chứng khoán New York, mỗi cổ phiếu của Alibaba giảm 35,73 USD xuống còn 217,78 USD/cổ phiếu, mức giảm 13,95%. Ước tính, tại sàn giao dịch Hong Kong cổ phiếu của Alibaba đã “bốc hơi” 1700 tỷ đô la Hong Kong (tương đương 220 tỷ USD), còn tại Mỹ là hơn 100 tỷ USD.
![]() |
Trước đó, sáng 24/12 Tập đoàn Alibaba cho biết, họ đã nhận được thông báo điều tra của Tổng cục Giám sát và Quản lý Thị trường Quốc gia Trung Quốc. Cùng ngày, thông tin Ant Group, một công ty thuộc tập đoàn Alibaba sẽ bị Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và ba nhà quản lý tài chính hàng đầu khác triệu tập, thẩm vấn trong một ngày gần đây cũng được công bố.
Đợt giảm giá cổ phiếu này là đợt giảm giá mạnh thứ hai của Alibaba trong thời gian gần đây. Đầu tháng 11 vừa qua, cơ quan quản lý của Trung Quốc đã ngăn đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Ant Group, thương vụ được cho là sẽ giúp Ant Group huy động được khoảng 35 tỷ USD trên cả hai sàn chứng khoán Thượng Hải và Hong Kong. Khi đó, giá cổ phiếu của Alibaba cũng giảm 17%, khiến tập đoàn này thiệt hại khoảng 140 tỷ USD./.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán
Theo Nghị định 117 của Chính phủ, từ 1/7, sàn thương mại điện tử, nền tảng số sẽ khấu trừ, nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân thay cho người bán trên sàn, bao gồm người bán trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên
Trên 96 nghìn tỷ đồng là dư nợ tín dụng dành cho các lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đến nay, tăng 20% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy những nỗ lực của ngành ngân hàng trong triển khai các giải pháp để hỗ trợ khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện tốt.

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường
6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp gỗ đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó xuất khẩu sang Nhật tăng mạnh hơn 20%. Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung nguyên liệu lớn và yêu cầu truy xuất nguồn gốc hợp pháp. Đặc biệt, nguy cơ áp thuế từ Hoa Kỳ đang đe dọa mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD của ngành gỗ Việt Nam trong năm nay.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy: 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.