Tập kết ra Bắc - Cuộc chuyển quân lịch sử
Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã quyết định: một mặt, phải tổ chức, bố trí lại lực lượng cán bộ ở miền Nam; mặt khác phải khẩn trương thực hiện việc chuyển quân, tập kết, đưa một số lượng lớn con em cán bộ, chiến sỹ và đồng bào miền Nam ra Bắc học tập để chuẩn bị lực lượng cho sự nghiệp cách mạng lâu dài. Thực tiễn cách mạng 70 năm qua của đất nước đã khẳng định: đây là một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược, thể hiện sự sáng suốt, tài tình, tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng và Bác Hồ.
Theo nội dung của Hiệp định Genève, lực lượng vũ trang hai bên sẽ tập kết ở hai miền Bắc - Nam, nước ta tạm thời chia cắt, hai năm sau sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Tuy nhiên, với tầm nhìn xa, trông rộng, thấy trước dã tâm của kẻ thù là phá hoại Hiệp định Genève, chia cắt nước ta lâu dài, đàn áp, trả thù những người kháng chiến, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định bố trí một bộ phận cán bộ, đảng viên ở lại miền Nam để lãnh đạo cuộc chiến đấu; đồng thời, đưa hàng vạn đồng bào, con em các gia đình cách mạng đi cùng với bộ đội và cán bộ tập kết ra Bắc để tiếp tục học tập, nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ, vừa phục vụ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa chuẩn bị lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam và tái thiết đất nước sau chiến tranh.

Ông Ksor Phước, Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội
Ông Ksor Phước, Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội cho biết: "Quyết định đưa cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc thể hiện tư tưởng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nước Việt Nam là 1, dân tộc Việt Nam là 1; cách mạng là liên tục. Tầm nhìn chiến lược không chỉ có giá trị đến năm 1975 mà có giá trị đến sau này, đến bây giờ vẫn có giá trị".
Cùng với một số địa phương khác ở miền Bắc, Thanh Hóa được lựa chọn là nơi đón tiếp cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết. Ngày 25/9/1954, đoàn chuyển quân đầu tiên ở khu vực Hàm Tân - Xuyên Mộc cập bến Sầm Sơn. Đến ngày 08/02/1955, chuyến tàu cuối cùng chuyển quân ở Nam Bộ rời Cà Mau, lên đường tập kết ra Bắc. Trong cuộc chuyển quân này, riêng Thanh Hoá đã đón tiếp 7 đợt, với gần 57 nghìn cán bộ, chiến sỹ, thương - bệnh binh, học sinh, thân nhân cán bộ cách mạng miền Nam tập kết ra Bắc.

Sau các đợt tập kết, cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam được bố trí tiếp tục theo học tại các cơ sở đào tạo; biên chế vào lực lượng vũ trang, học tập, rèn luyện và trưởng thành trên đất Bắc; đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội khi hòa bình lập lại. Nghĩa tình sâu nặng của Nhân dân Thanh Hoá nói riêng, Nhân dân miền Bắc nói chung, đã nhường cơm sẻ áo, đùm bọc chở che như đối với những người thân ruột thịt trong gia đình, luôn khắc sâu trong trái tim những người con miền Nam trong suốt những tháng năm tập kết trên đất Bắc, và cho đến tận bây giờ.

Ông Huỳnh Minh Sơn, Cựu học sinh miền Nam
Ông Huỳnh Minh Sơn, cựu học sinh miền Nam cho biết thêm: "Năm ấy Nông Cống mất mùa, đói hết. Đào củ chuối lên, ngâm hết chát, rồi độn cơm ăn. Tôi ở 4, 5 đứa. Gia đình có cái gì ăn được là họ cho mình".

Thiếu tướng Trần Văn Niên, Nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 9
Thiếu tướng Trần Văn Niên, Nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 9 chia sẻ: "Người Bắc đối với người Nam tập kết ra tình sâu nghĩa nặng. Lúc đó dân đói, thiếu ăn, mà một mực lo cho bộ đội miền Nam ăn đủ, ngủ ấm. Từ tình cảm đó, bản thân tôi thấy rất ấp lòng. Xa quê hương, chỉ còn biết lo học hành, công tác, chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ".
Cuộc chuyển quân, tập kết cán bộ, chiến sỹ và đồng bào miền Nam ra Bắc năm 1954 - 1955 không chỉ là đợt chuyển quân thông thường, mà còn là đợt chuyển quân, tập kết thực hiện chủ trương, chính sách về quản lý, đãi ngộ, sử dụng và bồi dưỡng - đào tạo đội ngũ cán bộ, chiến sĩ của Đảng; thể hiện một tình cảm hết sức sâu nặng của Trung ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Nhân dân miền Bắc đối với đồng bào miền Nam ruột thịt; khẳng định chân lý "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một". 70 năm trôi qua, nhưng tầm vóc, ý nghĩa và những bài học đúc rút từ sự kiện lịch sử này vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


Rừng Thông - Nơi in dấu chân Bác Hồ
Ngày 20/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa. 78 năm đã trôi qua, tình cảm, sự quan tâm và những lời chỉ dạy ân cần của Bác vẫn để lại dấu ấn sâu đậm, trở thành nguồn động lực mạnh mẽ để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh phấn đấu, nỗ lực, đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.

Những cánh tay nối dài
Hòa trong dòng chảy của báo chí cách mạng, Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh đã đi qua chặng đường 31 năm đầy tự hào, được đông đảo bạn đọc trong - ngoài tỉnh yêu mến và đánh giá cao, thậm chí vượt ra khỏi khuôn khổ của một tờ báo địa phương. Để có được tờ tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh dày dặn về nội dung, đổi mới về chất lượng và hình thức như hôm nay, ngoài sự nỗ lực của Ban biên tập, còn có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cộng tác viên gồm những cây viết trong Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa, những người yêu văn học nghệ thuật trong tỉnh và cả các nhà văn, nhà thơ, nhà báo… từ mọi miền Tổ quốc và ở nước ngoài.

Không gian xanh yên bình
Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 30km, vườn dâu rộng lớn của gia đình chị Thuỳ Dung, ở xã Thọ Ngọc, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa là địa điểm check in vô cùng “hot” trong thời gian gần đây bởi không gian xanh với những bụi dâu chín mọng đang vào mùa thu hoạch.

Chờ đón Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước
Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7, với chủ đề “Đà Nẵng - Kỷ Nguyên Mới” với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước.

Độc đáo ngôi Nghè cổ Nguyệt Viên
Hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa vẫn còn hàng chục ngôi Nghè cổ kính, có giá trị lịch sử và văn hóa. Trong đó, Nghè Nguyệt Viên ở Làng Nguyệt Viên phường Hoằng Quang, thành phố Thanh Hoá là một trong những ngôi Nghè cổ, có giá trị độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, được bảo tồn, gìn giữ khá nguyên vẹn sau hơn 400 năm khởi dựng.

Tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát"
Tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa vừa mở lớp tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát" năm 2025.

Về làng cổ Tường Vân
Nằm bên dòng sông Cầu Chày, làng Tường Vân xã Định Thành, huyện Yên Định có lịch sử lập làng và phát triển cách đây hàng nghìn năm. Ngôi làng này cũng là quê hương của hai anh em Tiến sĩ họ Khương nổi danh trong lịch sử: Khương Công Phụ và Khương Công Phục.

Tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường
Trung tâm Văn hóa điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành vừa tổ chức 2 lớp tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường và biên đạo, dàn dựng các tiết mục văn nghệ truyền thống phục vụ du lịch cộng đồng tại xã Thạch Lâm.

Sẵn sàng cho Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian năm 2025
Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian tại xã Thanh Quân, huyện Như Xuân năm 2025 được tổ chức theo hình thức đại tế 5 năm 1 lần. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/2/2025 (tức ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch) với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực phong phú, đặc sắc của đồng bào các dân tộc Thái và Thổ. Hiện nay, huyện Như Xuân đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức lễ hội.

Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ngày 17/2 (tức ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn tổ chức Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.