Tập trung tháo gỡ "điểm nghẽn" đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn thành phố Thanh Hoá
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thanh Hoá lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra mục tiêu: phấn đấu xây dựng thành phố đến năm 2025 trong nhóm đô thị loại I trực thuộc tỉnh hàng đầu cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị thông minh, văn minh, hiện đại. Để hoàn thành mục tiêu này, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, thành phố luôn xác định một trong những giải pháp quan trọnglà cần phải tập trung tháo gỡ những "điểm nghẽn", đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án, nhằm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Trong đó năm 2023, năm bản lề thực hiện Nghị quyết, thành phố đặt quyết tâm tạo bước đột phá trong công tác giải phóng mặt bằng.
Theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh giao, năm 2023 thành phố Thanh Hóa có 22 dự án cần phải thực hiện giải phóng mặt bằng với diện tích 95,96 ha. Cùng với đó, thành phố cũng xây dựng kế hoạch giải phóng mặt bằng 54 dự án, với diện tích 54,48 ha. Với tinh thần phải hoàn thành kế hoạch giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm của tỉnh và thành phố, nhất là những dự án thực hiện theo cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển thành phố Thanh Hóa tại Nghị quyết số 303 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thành phố Thanh Hóa đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với các phường, xã và chủ đầu tư tiến hành rà soát, lên kế hoạch theo thứ tự ưu tiên các dự án cần tập trung giải phóng mặt bằng. Đồng thời tổ chức ký cam kết giữa Chủ tịch Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng thành phố với từng chủ đầu tư về tiến độ giải phóng mặt bằng, bố trí nguồn kinh phí để triển khai kịp thời công tác chi trả, bồi thường, bố trí tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất ngay sau khi có quyết định của các cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án. Đối với những dự án đang thực hiện giải phóng mặt bằng, thành phố tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, địa phương liên quan đánh giá tình hình, kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc để có giải pháp hiệu quả nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.

Thực hiện dự án đầu tư xây dựng Công viên tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã, phường Nam Ngạn có trách nhiệm thu hồi khoảng 1ha đất nông nghiệp để giải phóng mặt bằng, phục vụ triển khai dự án. Đây là công trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhằm tôn vin, tri ân các giáo viên và học sinh đã hy sinh ngày 14/6/1972 trên công trường đắp đê sông Mã, xây dựng di tích trở thành địa chỉ đỏ về giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau; hình thành điểm du lịch văn hóa, lịch sử cách mạng, thu hút du khách khi đến thành phố Thanh Hóa.


Để thực hiện hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng, phường Nam Ngạn đã phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của thành phố và chủ đầu tư tổ chức lấy ý kiến người dân có đất bị thu hồi, xây dựng phương án bồi thường, tuyên truyền các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; đồng thời niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường và nhà văn hóa thôn có đất bị thu hồi. Nhờ làm tốt công khai, dân chủ gắn với dân vận khéo, tạo sự đồng thuận của Nhân dân, đến nay về cơ bản công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn tất và bàn giao mặt bằng sạch cho nhà thầu thi công.
Dự án đường nối khu công nghiệp Tây Bắc Ga với đường vành đai phía Tây thành phố Thanh Hoá chỉ có chiều dài chưa đầy 1 km, nhưng diện tích phải giải phóng mặt bằng lên đến hơn 22.800 m2, ảnh hưởng đến 46 hộ. Trong quá trình triển khai, ban đầu gặp không ít khó khăn, vướng mắc, nhất là trong xác định nguồn gốc đất, đơn giá đền bù. Tuy nhiên do tập trung quyết liệt, với sự vào cuộc của các cấp, các ngành và đoàn thể, các khó khăn vướng mắc này từng bước được tháo gỡ. Đến nay, thành phố đã bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công được gần 21 nghìn m2 mặt bằng sạch, đạt hơn 90% tổng diện tích phải thu hồi.

Thực tế cho thấy, giải phóng mặt bằng là một trong những khâu quan trọng quyết định đến tiến độ triển khai toàn bộ dự án, đồng thời đây cũng là khâu gặp nhiều khó khăn nhất trong triển khai thực hiện. Các điểm nghẽn trong công tác giải phóng mặt bằng chủ yếu liên quan đến vấn đề xác định nguồn gốc đất, đơn giá đền bù và các chính sách hỗ trợ khác. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp người dân hiểu không đầy đủ các quy định của pháp luật, hoặc vì lợi ích của gia đình mà cố tình không chấp thuận phương án đền bù giải phóng mặt bằng.

Đơn cử như dự án mở rộng đài hóa thân hoàn vũ – Phúc lạc viên của chủ đầu tư là Công ty cổ phần Hợp Lực, theo báo cáo của Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Thanh Hóa – đơn vị quản lý dự án, tổng diện tích giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án là gần 145 nghìn m2, ảnh hưởng đến hơn 100 hộ dân thuộc phường Quảng Thành và phường Quảng Đông. Trong số 95 hộ bị ảnh hưởng ở phường Quảng Thành, hiện đã có 65 hộ nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng. Còn 30 hộ dân không chấp hành kiểm kê mặc dù đã được tuyên truyền, giải thích nhiều lần, Ủy ban nhân dân thành phố sẽ ban hành các quyết định về việc thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Với sự quyết liệt trong chỉ đạo và triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn thành phố trong quý I-2023 đã đạt được những kết quả khả quan, với tổng diện tích đã hoàn thành giải phóng mặt bằng đạt trên 37ha. Tuy nhiên so với kế hoạch đề ra, kết quả này vẫn chưa đạt yêu cầu. Vì vậy, thời gian tới, thành phố Thanh Hóa sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai các dự án đầu tư. Đồng thời chỉ đạo người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các phường, xã chủ động đối thoại, tiếp xúc với Nhân dân, kịp thời ghi nhận, giải quyết những ý kiến, kiến nghị của người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án.

Cùng với đó, thành phố ưu tiên bố trí quỹ đất và nguồn vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng các khu tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất ở; tập trung đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm của tỉnh và thành phố, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất, dự án tồn đọng, kéo dài.
Ông Tào Minh Hạnh, Giám đốc Tung tâm phát triển Quỹ đất thành phố Thanh Hoá
Giải phóng mặt bằng không chỉ là khâu cốt yếu quyết định tiến độ triển khai các Dự án đầu tư, mà nếu làm tốt sẽ còn giúp chủ đầu tư giảm chi phí cơ hội, giảm lãng phí nguồn lực, giảm bức xúc trong xã hội, tăng hiệu quả khi triển khai các dự án, công trình. Với sự quyết tâm và nỗ lực lớn, cùng với những cách làm phù hợp, tin rằng thành phố Thanh Hóa sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực hơn nữa trong công tác giải phóng mặt bằng, thúc đẩy triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn, góp phần làm thay đổi diện mạo của đô thị, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố Thanh Hoá phát triển, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thanh Hóa lần thứ 21, Nghị quyết số 05 ngày 25/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "xây dựng và phát triển thành phố Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" đã đề ra.

Cục Thuế siết chặt giám sát hóa đơn
Cục Thuế vừa ban hành thông báo chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định số 70/2025 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020 về hóa đơn, chứng từ.

Thanh Hóa: Nhiều loài thủy sản bị suy giảm tới 80 – 90%
Theo ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, nhiều loại thủy sản trên địa bàn tỉnh bị suy giảm tới 80 – 90%, thậm chí sắp tuyệt chủng như cá trê vàng, cá ngát, ốc nhồi, ếch đồng, tôm càng… Nhiều loài cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như cá mòi cờ hoa và cá mòi cờ chấm cũng đang dần trở nên hiếm gặp. Nguyên nhân chính là do khai thác quá mức và sử dụng các phương pháp khai thác tận diệt.

Thanh Hóa còn 8 đơn vị chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công
Hiện nay tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hóa đang cao hơn 7,4% so với bình quân chung cả nước, nhiều chủ đầu tư có tiến độ giải vốn cao. Tuy nhiên vẫn còn 8 đơn vị vẫn chưa thực hiện giải ngân vốn.

Quý I/2025, Thanh Hóa chi 12.000 tỷ đồng từ ngân sách
Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa, tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong quý I/2025 ước đạt hơn 12.000 tỷ đồng, tương ứng 22,4% dự toán cả năm và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024.

Kinh tế tư nhân còn nhiều rào cản để phát triển
Kinh tế tư nhân mà nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Mặc dù thời gian qua, các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương đã có nhiều cải cách tích cực để hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển, song các doanh nghiệp tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và bền vững.

Thanh Hóa: Thu ngân sách đạt hơn 12.500 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù chịu tác động từ nhiều yếu tố, thu ngân sách nhà nước quý I/2025 của tỉnh Thanh Hóa vẫn đạt trên 12.500 tỷ đồng.

Ngành thép cần chủ động ứng phó với chính sách mới từ EU
Theo Bộ Công thương, trước những thay đổi chính sách sắp tới của Liên minh châu Âu (EU) đối với ngành thép và kim loại, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần sớm rà soát lại quy trình sản xuất, xuất khẩu và chuẩn bị kịch bản ứng phó phù hợp.

Đề xuất giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách mới đây, các đại biểu Quốc hội đề nghị giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa so với mức hiện hành để khuyến khích khu vực này phát triển.

Đề xuất thêm ưu đãi cho nhà ở xã hội
Tại dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nhiều ưu đãi mới cho doanh nghiệp, chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội đã được đề xuất.

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong Chỉ thị, Thủ tướng nhấn mạnh, khu vực kinh tế tư nhân, trong đó trọng tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.