Tập trung thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá dịch bệnh trên đàn vật nuôi được kiểm soát tốt, không để xảy ra ổ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh có chiều hướng gia tăng trên địa bàn cả nước, nguy cơ dịch bệnh vẫn có thể xảy ra nếu không được quan tâm phòng, chống kịp thời.
Nhận định từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, tình hình dịch bệnh trên động vật có chiều hướng gia tăng, lây lan trên diện rộng, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi có số lượng ổ dịch tăng trên 50% so với năm 2023 và bệnh dại có số người tử vong tăng 42% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng nói, tại các tỉnh tiếp giáp với Thanh Hóa như Nghệ An, Hòa Bình, Sơn La... dịch bệnh đang diễn ra rất phức tạp.
Hiện nay, với tình hình thực tế chăn nuôi tại Thanh Hóa như: quy mô nhỏ lẻ, chưa đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh vẫn chiếm tỷ lệ cao; công tác kiểm soát vận chuyển, kinh doanh thịt và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm còn nhiều khó khăn; vẫn còn tâm lý chủ quan trong phòng, chống dịch bệnh; người dân tăng đàn, tái đàn nhanh trong các tháng cuối năm... đòi hỏi ngành nông nghiệp và các địa phương không được chủ quan, lơ là, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, trong đó đặc biệt cần đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất... nhất là đối với các trang trại lớn cần kiểm soát chặt chẽ nhân công ra vào khu nuôi và tăng cường tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi.
Các tuyến đường miền núi Thanh Hóa không bị ách tắc do mưa bão
Do ảnh hưởng của bão số 3, một số tuyến đường trên địa bàn các huyện miền núi của Thanh Hóa cũng bị ách tắc do sạt lở và ngập lụt.
Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông ngày mưa, bão
Bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, theo dự báo, tình trạng mưa lớn kèm theo gió mạnh vẫn diễn ra trong vài ngày tới. Bởi vậy, khi tham gia giao thông, người dân cần tuyệt đối tuân thủ một số nguyên tắc để đảm bảo an toàn.
Nhiều đình làng xuống cấp, chờ tu bổ
Đình làng là một phần hồn cốt của văn hóa truyền thống, nơi lưu giữ những giá trị tâm linh tốt đẹp, nơi cố kết cộng đồng làng xóm và cũng là nơi thể hiện lòng biết ơn của hậu thế dành cho các bậc tiền nhân trong hành trình dựng nước, lập làng ngàn năm. Thế nhưng hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh hóa, nhiều đình làng đang xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Ngày 9/9: Thanh Hoá có mưa vừa đến mưa to và dông
Theo Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh, do chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Bộ nối với vùng áp thấp suy yếu từ cơn bão số 3 nên ngày và đêm 09/9 ở khu vực tỉnh Thanh Hoá tiếp tục có có mưa, cục bộ có nơi mưa vừa đến mưa to và dông.
Đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất bánh trung thu
Tết Trung thu đã cận kề. Các cơ sở sản xuất bánh trung thu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thời điểm này, vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm được các cơ sở chú trọng và lực lượng chức năng cũng tăng cường kiểm tra, giám sát.
Những việc cần làm khi xảy ra lũ quét
Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai lưu ý những việc người dân cần làm khi xảy ra lũ quét.
Trao quà cho học sinh có thành tích cao trong học tập
Sáng 8/9, chùa Thanh Hà phối hợp với Mặt trận tổ quốc tỉnh và Hội khuyến học tỉnh tổ chức trao quà cho các em học sinh đạt thành tích cao trong học tập trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
Tin lũ trên sông Mã, sông Bưởi; Cảnh báo lũ trên sông Lèn, sông Cầu Chày
Theo Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Thanh Hoá, hiện nay, mực nước lũ ở trung thượng lưu sông Mã, thượng lưu sông Bưởi đã đạt đỉnh và đang xuống chậm; hạ lưu sông Mã, sông Bưởi, sông Lèn, sông Cầu Chày đang lên.
Khuyến cáo an toàn trước lũ quét, sạt lở đất
Trong 24 giờ qua, các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa đã có mưa vừa, mưa to đến rất to; nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều khu vực, đặc biệt tại các tỉnh Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Bắc Kạn, Hòa Bình và Quảng Ninh. Để đảm bảo an toàn, người dân lưu ý các khuyến cáo sau:
Các doanh nghiệp, đơn vị tăng cường thu mua, sấy và bảo quản lúa mùa cho Nhân dân
Với sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp và ngành nông nghiệp, những ngày vừa qua, các địa phương trong tỉnh đã tập trung thu hoạch diện tích lúa mùa đã chín từ 80% trở lên, nhằm hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra. Cùng với đó, chính quyền các địa phương đã tăng cường phối hợp, đấu mối với các đơn vị, doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua lúa tươi, sấy dịch vụ và bảo quản lúa cho bà con, tránh việc lúa bị hư hỏng hoặc giảm chất lượng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.