Tập trung thực hiện mục tiêu Phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025
Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ 19 xác định một trong những mục tiêu quan trọng là tiếp tục phát triển mạnh doanh nghiệp gắn với nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phấn đấu giai đoạn 2021 – 2025, toàn tỉnh thành lập mới 15 nghìn doanh nghiệp trở lên. Bám sát mục tiêu này, thời gian qua, cấp uỷ, chính quyền các địa phương trong tỉnh đã tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp.
Được sự kêu gọi, hỗ trợ của chính quyền địa phương, tháng 12/2023, công ty TNHH Hoa Thăng Thanh Hoá đã khởi công xây dựng dự án nhà máy sản xuất đèn led, đồ chơi tại huyện Triệu Sơn. Đại diện doanh nghiệp cho biết, quá trình đầu tư tại địa phương, đơn vị luôn được tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhất là trong giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư, xây dựng nhà xưởng.

Nhờ vậy, chỉ sau 2 tháng triển khai, dự án đã cơ bản hoàn thành xây dựng và đang khẩn trương lắp đặt máy móc thiết bị, tuyển dụng lao động để đi vào hoạt động.

Ông Xu Xiang Yang, Tổng Giám đốc công ty TNHH Hoa Thăng Thanh Hoá
Ông Xu Xiang Yang, Tổng Giám đốc công ty TNHH Hoa Thăng Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi đã tìm hiểu, khảo sát nhiều địa phương và quyết định đầu tư về huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá bởi ở đây có nguồn nhân lực dồi dào, chính quyền rất quan tâm tới doanh nghiệp. Dự án của chúng tôi sẽ đi vào hoạt động trong tháng 4/2024, các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu, và sẽ tạo việc làm cho khoảng 500 lao động địa phương".
Thời gian qua, huyện Triệu Sơn đã tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, kêu gọi, thu hút các dự án vào đầu tư. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ cá nhân, chủ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Nhờ vậy giai đoạn 2021 – 2023, toàn huyện đã có hơn 360 doanh nghiệp thành lập mới, đạt 80% kế hoạch cả nhiệm kỳ đại hội đảng bộ huyện đã đề ra.

Ông Lê Văn Tuấn, Bí thư Huyện uỷ huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Ông Lê Văn Tuấn, Bí thư Huyện uỷ huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Huyện xác định muốn phát triển kinh tế thì doanh nghiệp là yếu tố quyết định rất quan trọng, chính vì vậy cho nên vướng mắc khó khăn của doanh nghiệp huyện phải giải quyết ngay, mặt khác huyện lựa chọn đến với các nhà đầu tư có tiềm năng, huyện sẽ kêu gọi về cùng với huyện đầu tư dự án về".
Với mục tiêu thành lập mới 15 nghìn doanh nghiệp trở lên, ngay từ đầu nhiệm kỳ, tỉnh Thanh Hoá đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành về phát triển doanh nghiệp. Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo môi trường thông thoáng, hấp dẫn thu hút nhà đầu tư. Đồng thời tỉnh cũng đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp. Thường xuyên gặp gỡ, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhờ vậy, giai đoạn 2021 – 2023, toàn tỉnh đã thu hút được 201 dự án đầu tư trực tiếp với tổng vốn đầu tư đăng ký 38.665 tỷ đồng và 366,7 triệu USD; thành lập mới hơn 10.700 doanh nghiệp, đạt 71,3% mục tiêu Nghị quyết đề ra.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Bí thư Huyện uỷ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Bí thư Huyện uỷ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá: "Chúng tôi đã có kế hoạch, chỉ đạo UBND huyện làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, thành lập doanh nghiệp, đối thoại, giải quyết vướng mắc cho các doanh nghiệp,rồi tạo một số điều kiện thuận lợi đầu tư hạ tầng để thu hút doanh nghiệp".
Bên cạnh kết quả đã đạt được, công tác phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng còn đối diện nhiều khó khăn khi đa số doanh nghiệp thành lập mới là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Tình hình dịch bệnh, lạm phát kinh tế đã tác động lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó, cùng với việc tập trung phát triển số lượng doanh nghiệp, cấp uỷ, chính quyền các địa phương cũng đang tiếp tục theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Từ đó triển khai đồng bộ, hiệu quả các hoạt động hỗ trợ khu vực sản xuất kinh doanh, đưa công tác phát triển doanh nghiệp thực sự đi vào hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương.

Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 6/2025
Tháng 6 vừa qua, nhu cầu sử dụng điện của đa số các hộ đều tăng cao khiến số tiền phải nộp cũng tăng trông thấy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trường hợp đăng ký biến động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và Môi trường thông báo về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động như sau:

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm, toàn tỉnh Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký 12.904 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

6 tháng đầu năm xuất khẩu ngành dệt may Thanh Hoá tăng 16% so với cùng kỳ
Những tháng đầu năm, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 năm 2025 duy trì ở mức thấp
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 cũng như nửa đầu năm 2025 tiếp tục duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Tuy nhiên, dòng tiền từ dân cư và doanh nghiệp vẫn tiếp tục chảy mạnh vào hệ thống ngân hàng.

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm, Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 12.900 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, nhiều trang trại, nông hộ trên địa bàn Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất. Tưới tiết kiệm có ưu điểm là giảm công lao động, tiết kiệm phân bón và sử dụng nước hiệu quả. Giải pháp này cũng giúp áp lực do tình trạng hạn hán, tiết kiệm tài nguyên nước, hướng tới nền nông nghiệp thông minh, bền vững.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Diễn ra từ ngày 1/7/2025, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 được thực hiện nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực trạng phát triển nông thôn, phục vụ công tác điều hành, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá đang tập chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng điều tra, đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, chất lượng.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.