Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi kịp thời, hiệu quả, bảo đảm nguồn cung thực phẩm, ổn định sản xuất chăn nuôi, giữ vững thành quả phòng, chống dịch động vật trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Cụ thể:

Ảnh minh hoạ
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, đặc biệt là qua hệ thống loa truyền thanh cấp huyện, cấp xã về tính chất nguy hiểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và sử dụng vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn thịt theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp chỉ đạo huy động các nguồn lực trên địa bàn chủ động tổ chức triển khai, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; phân công lực lượng triển khai giám sát dịch bệnh đến tận thôn bản, kịp thời phát hiện, tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch khi mới phát sinh còn trong diện hẹp, không để lây lan phát sinh thêm ổ dịch mới; tổ chức xử lý tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, lợn chết, chủ động triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo đúng quy định của pháp luật, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn bệnh, vứt xác lợn chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
b) Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng tiêu diệt mầm bệnh khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học, xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; hướng dẫn các cơ sở sản xuất lợn giống đẩy mạnh việc nhân giống, cung ứng lợn giống có chất lượng, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi.
c) Chỉ đạo tổ chức rà soát, thống kê cụ thể, chính xác tổng đàn lợn và số lượng đàn lợn thịt đã được tiêm vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (bao gồm cả các cơ sở chăn nuôi tự chủ động thực hiện tiêm vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi); trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, ưu tiên bố trí kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng đồng bộ theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 16/6/2024, Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 14/7/2024, Chỉ thị 41/CT-TTg ngày 06/11/2024, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đặc biệt là kịp thời hỗ trợ, khuyến khích, hướng dẫn, giám sát các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn chủ động nguồn kinh phí tiêm phòng vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi đảm bảo hiệu quả.
d) Chỉ đạo rà soát phương tiện, vật tư, vắc xin, hóa chất, vôi bột... dự phòng phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn; từ đó chủ động xây dựng kế hoạch, ưu tiên bố trí kinh phí dự phòng chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, vật tư, dụng cụ, hoá chất sát trùng, vôi bột, vắc xin... đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu ứng phó kịp thời bao vây dập tắt các ổ dịch ngay khi mới xảy ra trong diện hẹp. Rà soát, cùng cố, bố trí đầy đủ lực lượng chuyên môn thú y đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
đ) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác quản lý về kê khai hoạt động chăn nuôi định kỳ và đột xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 54 của Luật chân mười năm 2018, khoản 3 và khoản 6 Điều 1 của Thông tư 54 2023TT-BNNPTNT, xử lý nghiêm các trường hàn giải pháp trong kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định. Xác định đây là giải pháp căn bản trường quản lý, giám sát, chủ động ngăn chân hiệu quả bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
e) Tăng cường công tác quản lý vận chuyển, giết mỗ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh, nhất là công tác quản lý vận chuyển lợn giống, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vì phạm trong buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn không đúng quy định.
g) Thực hiện nghiêm chế độ bảo cáo tình hình dịch bệnh, kết quả công tác phòng, chống dịch định kỳ, đột xuất theo quy định về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Chăn nuôi Thú y đảm bảo số liệu đầy đủ và chính xác); xem xét xử lý trách nhiệm người đứng đầu, nếu đề xảy ra bùng phát dịch bệnh và lây lan rộng trên địa bàn quản lý, do chủ quan, lơ là trong lãnh đạo, chỉ đạo.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Theo dõi sát tình hình, chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp bảo đàm nguồn cung thực phẩm trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025;
b) Tập trung chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh động vật, nhất là bệnh Dịch tà lợn Châu Phi, chủ động giảm sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ở dịch, không đề dịch bệnh lây lan diện rộng.
c) Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố phân công lực lượng thủ y tại cơ sở bám sát địa bàn, chủ động hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; vệ sình, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất, đầy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
d) Thành lập các đoàn công tác tổ chức kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống bệnh Dịch tà lợn Châu Phi; chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường tổ chức lấy mẫu giám sát bệnh dịch tả lợn Châu Phi để kịp thời phát hiện cảnh báo sớm nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và đề xuất giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả; thành lập các đội phản ứng nhanh để chỉ đạo, hướng dẫn xử lý dứt điểm các ổ dịch ngay khi mới xuất hiện, không để dịch lây lan ra diện rộng.
e) Tổ chức thực hiện nghiêm việc kiểm dịch tại gốc, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bản lợn và sản phẩm từ lợn vào địa bàn; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vì phạm trong buôn bán, vận chuyển lợn không đúng quy định.
4. Ban chỉ đạo 389 tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng vận chuyển trái phép lợn, sản phẩm của lợn từ nước ngoài vào địa bàn tỉnh.
5. Công an tỉnh chỉ đạo đơn vị chức năng điều tra, theo dõi tình hình, cập nhật danh sách các đối tượng có biểu hiện hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép; có biện pháp giáo dục, vận động, răn đe nhằm chủ động phòng ngừa, đồng thời tập trung các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các lực lượng tổ chức đấu tranh bắt giữ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
6. Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh và các đơn vị có liên quan phối hợp với lực lượng thú y, Công an, Thanh tra giao thông tăng cường kiểm soát, phát hiện, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn bệnh, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch trên thị trường nhằm ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và các dịch bệnh động vật khác.
7. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi để người dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành.
8. Sở Tài chính chủ động tham mưu, ưu tiên cân đối nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch theo đề xuất của các đơn vị, đảm bảo các hoạt động phòng, chống dịch được triển khai có hiệu quả.
9. Các sở, ngành và từng thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng chuyên ngành phối hợp để triển khai thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; đồng thời kiểm soát tốt các loại dịch bệnh động vật, hạ giá thành chăn nuôi, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm động vật sản xuất trong nước.

Nguy cơ chậm tiến độ các công trình tu bổ nâng cấp đê điều
Theo quy định, việc thực hiện các dự án tu bổ, nâng cấp công trình đê điều phải đảm bảo đạt cao trình chống lũ trước ngày 30/6. Tuy nhiên, do khan hiếm vật liệu phục vụ thi công và vướng mắc mặt bằng nên một số dự án tu bổ, nâng cấp đê điều trên địa bàn tỉnh có thể sẽ chậm tiến độ vượt lũ.

Thanh Hóa được biểu dương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao hơn bình quân chung cả nước
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp với các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thuộc Tổ công tác số 2 kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Theo đó, Phó Thủ tướng biểu dương 7 địa phương thuộc Tổ công tác số 2 gồm: Phú Thọ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Bắc Giang và Hòa Bình, đã triển khai rất tốt nhiệm vụ với tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao hơn nhiều mức bình quân chung của cả nước.

Tăng cường trực canh gác lửa rừng trong những ngày nắng nóng
Theo rà soát của Chi cục Kiểm lâm, tỉnh Thanh Hóa có trên 48.580 ha rừng có nguy cơ cháy rất cao trong mùa nắng nóng. Trong đó, có gần 10.000 ha rừng thông, có lớp thảm thực bì, cành khô, lá rụng dưới tán rừng dày, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao.

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền pháp luật
Hiện nay, mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an Thanh Hóa đều trở thành một tuyên truyền viên đến với từng hộ gia đình, từng người dân. Từ đó, đem lại hiệu quả tích cực trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm và các hành vi mất an ninh trật tự.

Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính
Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Hà Trung vừa triển khai thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính trên địa bàn huyện Hà Trung, huyện Thạch Thành và thị xã Bỉm Sơn.

Phát huy hiệu quả lực lượng An ninh trật tự ở cơ sở
Thực hiện Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự tại cơ sở, từ 1/7/2024, tỉnh Thanh Hóa đã có 4.351 tổ bảo vệ an ninh trật tự được thành lập. Sau gần 1 năm đi vào hoạt động, lực lượng này đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong việc hỗ trợ, giúp sức các đơn vị Công an xã, phường, thị trấn làm tốt nhiệm vụ nắm địa bàn, xử lý kịp thời các vụ việc phát sinh.

Tháng 4/2025: Tổng hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của cả nước đạt 39,5%
Một nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi trong phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, gắn với quan điểm lấy người dân là trung tâm và là đối tượng phục vụ, chính là cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Thời tiết ngày hôm nay 14/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng nóng
Thời tiết ngày mai 14/5, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi về đêm, ban ngày nắng; Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.

Giải toả vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ trên tuyến quốc lộ 45
Thời gian vừa qua, tình trạng lấn chiếm hành lang giao thông đường bộ xảy ra khá phổ biến ven quốc lộ 45, đoạn từ thành phố Thanh Hóa đến thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Để chấn chỉnh tình trạng trên, các đơn vị chức năng và chính quyền địa phương đã tổ chức ra quân giải toả lấn chiếm lòng lề đường, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường.

Xử nghiêm doanh nghiệp chậm đầu tư trạm dừng nghỉ trên cao tốc
Bộ Xây dựng giao Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các nhà đầu tư, các ban quản lý dự án đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các trạm dừng nghỉ cao tốc theo hợp đồng đã ký kết.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.