Tắt sóng mạng 2G - “Mở lối” đưa người dân lên môi trường số
Thực hiện lộ trình tắt sóng mạng 2G không chỉ giúp tối ưu hóa hạ tầng, nguồn lực phát triển các công nghệ viễn thông hiện đại hơn mà còn để đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Tính đến hết tháng 7/2024, các đơn vị viễn thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã lắp đặt thêm 224 trạm 4G, đồng thời lắp đặt thêm các thiết bị để mở rộng dung lượng phủ sóng của các trạm 4G hiện có nâng tổng số trạm BTS trong toàn tỉnh lên 9.342. Sóng điện thoại di động đã phủ đến tất cả biên giới, hải đảo, tỷ lệ phủ sóng thông tin di động đạt 99,95% (vẫn còn 2 thôn, bản đang lõm sóng là bản Lách, xã Mường Chanh và bản Trung Tiến 1, xã Mường Lý (Mường Lát)).
Thực hiện lộ trình tắt sóng 2G, thời gian qua, Sở Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh triển khai hỗ trợ thuê bao chuyển đổi sang sử dụng máy điện thoại công nghệ cao hơn, thực hiện chương trình hỗ trợ kinh phí mua máy smart phone 4G hoặc điện thoại feature phone 4G và thực hiện các gói cước hỗ trợ thuê bao chuyển đổi theo quy định. Ngăn chặn kết nối vào mạng viễn thông di động đối với các máy điện thoại 2G không được chứng nhận hợp quy. Triển khai đầu tư, phát triển các trạm thu phát sóng di động đảm bảo vùng phủ mạng 4G thay thế mạng 2G khi dừng hệ thống 2G và hoàn thành trước tháng 9/2026. Để thúc đẩy người dân chuyển đổi từ 2G sang 4G, bên cạnh các chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp viễn thông, Chương trình Viễn thông công ích cũng sẽ dành kinh phí hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa... khi thực hiện chuyển đổi.
Việc tắt sóng mạng 2G, tạo tiền đề để phổ cập các mạng 4G, 5G, tương lai là mạng 6G và điện thoại thông minh tới từng người dân. "Cuộc cách mạng mới" này sẽ góp phần thúc đẩy chính quyền số, kinh tế số, xã hội số nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.