Team building trải nghiệm lịch sử
Team building không phải là hoạt động du lịch quá mới mẻ. Nhưng “Team building trải nghiệm lịch sử” thông qua các trò chơi, trải nghiệm thực tế tiếp cận lịch sử lại là một trong những nội dung mới trong hoạt động du lịch dành cho lứa tuổi học sinh đang được lựa chọn nhiều tại Thanh Hoá.
Sau hành trình đi thăm di tích Lam Kinh, các em học sinh trường Tiểu học và THCS Hoằng Phú, huyện Hoằng Hoá đã có mặt tại Khu di tích lăng mộ và đền thờ và mộ Phòng ngự sứ Thiều Thốn, xã Đông Tiến, thành phố Thanh Hoá để tham gia nội dung tiếp theo của chương trình"Teambuilding trải nghiệm lịch sử".

Chương trình với 2 nội dung chính gồm "Lam Sơn tụ nghĩa" và "Nam Tiến". "Lam Sơn tụ nghĩa" lấy cảm hứng từ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, được chia làm 4 phần: Lam Sơn tụ nghĩa; Nếm mật nằm gai, Phát triển lực lượng; Công phá; Đại cáo công thành. Còn phần "Nam tiến" kể về cuộc đời và sự nghiệp của Đào Duy Từ.

Chỉ trong khoảng 2 giờ đồng hồ, như một gameshow thực tế, các đội tranh tài với nhau thông qua các trò chơi thú vị: rung chuông vàng, vận chuyển lương thực, vượt chướng ngại vật, đánh trận giả, luyện binh....học sinh được dung nạp kiến thức về lịch sử, văn hóa, một cách chủ động, tự nhiên và thoải mái nhất.

Cô Lê Thị Chiên, Phó Hiệu trưởng Trường TH và THCS Hoằng Phú, huyện Hoằng Hoá, cho biết: "Qua các hoạt động tham quan trải nghiệm này các em sẽ hiểu hơn về khu di tích Lam Kinh cũng như Đền thờ và mộ Phòng ngự sứ Thiều Thốn, để các em hiểu hơn về di tích lịch sử, các nhân vật lịch sử. Từ đó bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu quê hương và ra sức học tập rèn luyện".
"Teambuilding trải nghiệm lịch sử" được sáng tạo bởi nhóm bạn trẻ 9X thuộc một đơn vị tổ chức sự kiện, có nội dung cốt lõi là tìm hiểu về văn hóa lịch sử xứ Thanh qua các thời kỳ, các vị vua, vị tướng, danh nhân xưa của xứ Thanh. Đối tượng phù hợp nhất là học sinh ở cấp THCS khi các em đủ lớn tham gia hoạt động đòi hỏi thể chất, thể hiện kỹ năng. Tuy nhiên, khác với teambuilding dành cho người lớn, teambuilding trải nghiệm lịch sử với bối cảnh không gian di tích khiến ban tổ chức phải tỉ mỉ, chi tiết trong từng khâu, đầu tư công phu về kịch bản, đặc biệt phải tham khảo từ phía các chuyên gia, nhà nghiên cứu.

Chương trình dù mới triển khai từ đầu năm 2024 đến nay nhưng với sự hỗ trợ kết nối, lan toả tích cực từ phía các đơn vị lữ hành nên đã có hàng chục nghìn học sinh đến từ nhiều trường học trong và ngoài tỉnh tham gia.
Bà Lê Thị Chiến, Công ty Du lịch quốc tế An Bình Phát cho biết thêm: "Khi chúng tôi tổ chức xong thì nhận được sự phản hồi tích cực từ phía các nhà trường, từ đó, các trường cũng giới thiệu nhau để cho học sinh có những trải nghiệm".

Được biết, sản phẩm Teambuilding trải nghiệm lịch sử cũng là giải pháp mang lại hiệu quả kinh doanh cho các đơn vị vào các khoảng thời gian thấp điểm du lịch trong năm. Đây cũng là gói sản phẩm để tăng giá trị cộng thêm cho khách du lịch, đồng thời, tiến tới tiếp cận phục vụ đa dạng đối tượng khách khi có nhu cầu đến với Thanh Hoá.

Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân năm 2025
Ngày 29/3 (tức ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch), xã Thiệu Vân phối hợp Hội Phật giáo thành phố Thanh Hóa khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.

Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên và những “rào cản” để phát triển xứng tầm
Nằm trên đỉnh Núi Nưa ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, khu di tích Quốc gia Am Tiên là quần thể danh thắng gồm “núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên” Khu di tích có tổng diện tích 100 ha, gắn với sự tích về cuộc dấy binh khởi nghĩa của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh. Nơi đây còn được biết đến là huyệt đạo linh thiêng nhất của Việt Nam. Những năm vừa qua, khu di tích Quốc gia Am Tiên đã nhiều lần được tu bổ, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của khu di tích vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Ngôi đền linh thiêng bên dòng sông Mã
Tự hào là vùng đất cổ có tuổi đời hơn bốn nghìn năm, Di tích Quốc gia núi và đền Đồng Cổ tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định đã đi vào lịch sử như một huyền thoại gắn liền với tên gọi Thanh Hóa.

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa
Nằm tại phường Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 7km, không gian quán Chợ Tộc cà phê hiện hữu mang một phong cách vô vùng đặc biệt và ấn tượng.

Trưng bày xin ý kiến Nhân dân về các mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng
Sáng 28/3, tại Nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc trưng bày và xin ý kiến Nhân dân về mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng.

Chợ phiên Thạch Lập - Nét đẹp văn hóa vùng cao
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, đồng thời phát triển du lịch cộng đồng, tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách, nhiều địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào hoạt động mô hình chợ phiên đêm. Đây không chỉ là nơi giới thiệu, quảng bá, đưa các sản phẩm văn hóa, văn nghệ và nông sản, đặc sản địa phương mà còn trở thành điểm đến thú vị trên hành trình khám phá, trải nghiệm của mỗi du khách. Ghi nhận tại xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc.

Biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn được công nhận khu du lịch cấp tỉnh
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định về việc công nhận Khu du lịch cấp tỉnh biển Hải Hòa, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Sáng ngày 26/3, UBND huyện Triệu Sơn tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, giai đoạn 2024 - 2030.

Sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng chiến thắng
Hiện nay hàng nghìn tư liệu hiện vật, kỷ vật, hình ảnh quý giá về Cầu Hàm Rồng huyền thoại, Đồi C4 anh hùng, Nhà máy điện Hàm Rồng và các địa danh trên mảnh đất Hàm Rồng khói lửa năm xưa, đang được gìn giữ, bảo quản, trưng bày giới tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá. Việc sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng góp phần quan trọng tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ hôm nay về truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của quân và dân ta chống lại sự xâm lược của kẻ thù cách đây 60 năm.

Khám phá làng cổ Tân Hùng
Thôn Tân Hùng, xã Thanh Phong, huyện Như Xuân có 165 hộ dân thì có hơn 90 hộ còn lưu giữ được những ngôi nhà sàn cổ của người Thái, đặc biệt có những ngôi nhà có tuổi đời gần 100 năm. Đây chính là nét văn hóa độc đáo thu hút du khách đến với vùng đất này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.