Thạch Thành: Hiệu quả mô hình tổ hội nghề nghiệp nuôi dê sinh sản
Thay vì sản xuất nhỏ lẻ như trước đây, nhiều hội viên nông dân xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã liên kết thành lập tổ hội nghề nghiệp nuôi dê sinh sản. Tham gia vào tổ, các hội viên đã từng bước chuyển đổi phương thức sản xuất từ đơn lẻ sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung theo chuỗi liên kết giá trị, đem lại thu nhập cao.
Trước đây, gia đình ông Quách Văn Hùng, xã Thành Công, huyện Thạch Thành nuôi dê theo hình thức nhỏ lẻ, với khoảng 20 con. Quy trình chăm sóc, phòng bệnh hạn chế, dẫn đến dê sinh sản kém, chậm lớn, hiệu quả thu nhập không cao. Năm 2021, khi tham gia tổ hội nghề nghiệp nuôi dê sinh sản, gia đình ông được vay 50 triệu từ quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh đồng thời được tập huấn, hướng dẫn quy trình chăn nuôi dê sinh sản. Nhờ đó, đến nay đàn dê của gia đình ông phát triển trên 80 con, an toàn dịch bệnh, thu nhập từ nuôi dê cũng cao hơn hẳn so với chăn nuôi truyền thống.
Ông Quách Văn Hùng, Thôn Bông Bụt, xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Được cái chăn nuôi dê giá cả bình thường, không lên xuống, giá trung bình giờ là 17 đến 18, Theo hàng năm, quy mô muốn mở rộng. Thấy hiệu qủa, vì nó không ăn vào kinh tế mấy, mình đầu tư ít".
Để tận dụng lợi thế đồi rừng, Hội nông dân xã Thành Công, huyện Thạch Thành đã vận động bà con nông dân nuôi dê sinh sản. Để thay đổi phương thức sản xuất, phát triển nghề nuôi dê theo hướng hàng hóa, đem lại thu nhập cao, đầu năm 2021, được sự chỉ đạo của hội nông dân huyện Thạch Thành, hội nông dân xã Thành Công đã thành lập tổ hội nghề nghiệp nuôi dê sinh sản. Tham gia tổ hội có 6 thành viên, quy mô đàn từ 80 đến 200 con. Ngay khi tham gia vào tổ hội, các hộ được tập huấn, vay vốn, chuyển giao kỹ thuật, quy trình nuôi dê sinh sản, mở rộng chuồng trại nuôi nhốt, đầu tư thêm con giống. Ngoài ra, giữa các thành viên trong tổ thường hỗ trợ nhau về vốn, giao lưu học hỏi kinh nghiệm, liên kết sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, dê bán được giá, giúp các thành viên tăng thêm thu nhập.
Chỉ tính từ đầu năm 2024 đến nay, từ xuất bán dê thịt và dê giống, các hộ đem lại thu nhập từ 80 đến 150 triệu đồng tiền lãi.
Ông Bùi Văn Thức, Tổ trưởng Tổ Hội nghề nghiệp nuôi dê sinh sản xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Trong thời gia sử dụng nguồn vốn, thấy hiệu quả chăn nuôi của bà con trong tổ hội thứ nhất là rất hiệu quả, giá dê trong địa bàn, trong tổ hội lúc nào trong hiện tượng dê cháy hàng vì dê ở đây không phải là dê nuôi nhốt mà là dê chăn thả rồi giá cả, bà con vẫn rất gắn bó với con dê của mình".
Ông Bùi Văn Thái, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Từ năm 2021, được vay quỹ hỗ trợ nông dân 300 triệu, mỗi hộ được 50 triệu, đầu tiên đầu tư vào quỹ hỗ trợ nông dân, hỗ trợ nguồn vốn thêm để cho các hộ, hội viên đầu tư để tăng đàn, và giữ ổn định đàn. Những năm tới, chúng tôi sẽ đầu tư, đầu tiên là 120 triệu, trong đó vốn quỹ hỗ trợ nông dân là 50 triệu".
Để phát triển tổ hội nghề nghiệp tăng về qui mô, Hội nông dân xã Thành Công sẽ tiếp tục vận động hội viên tận dụng đất đồi rừng, mở rộng quy mô đàn dê. Khi quy mô, số hộ tham gia tổ hội tăng lên sẽ là điều kiện để thành lập tổ hợp tác, Hợp tác xã nuôi dê sinh sản, góp phần đổi mới phương thức sản xuất và nâng cao hiệu quả thu nhập cho hội viên.
Nhiều yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025
Các chuyên gia kinh tế nhận định: Năm 2025, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội đang mở ra. Nếu Việt Nam tận dụng tốt những cơ hội thì mục tiêu tăng trưởng khoảng 8% là có thể đạt được.
Ưu tiên nguồn vốn tín dụng phát triển kinh tế tại địa phương
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hoá, đến hết năm 2024, tổng dư nợ của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt trên 220 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với đầu năm. Chất lượng tín dụng được đảm bảo, tổng nợ quá hạn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thấp hơn 1,5% tổng dư nợ.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Thanh Hóa duy trì đà tăng trưởng
Xuất khẩu thủy sản trong thời gian qua đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực. Nắm bắt cơ hội này, các các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Thanh Hóa đã đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhờ đó, trong năm qua, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Thanh Hóa đã duy trì được đà tăng trưởng, mang lại hiệu quả và giá trị trong hoạt động xuất khẩu.
Phát triển doanh nghiệp cung ứng kết nối chuỗi sản xuất toàn cầu
Thiết lập chương trình phát triển doanh nghiệp cung ứng nhằm nâng cao năng lực, tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Đây là một trong những khuyến nghị chính sách của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhằm nâng cao năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng để hưởng lợi nhiều hơn từ xuất khẩu.
Nhiều doanh nghiệp phục hồi, quay trở lại hoạt động
Năm 2024 chứng kiến sự phục hồi của doanh nghiệp, thể hiện qua số liệu về các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong bối cảnh kinh tế đầy biến động.
Phê duyệt đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trong quý 1 năm 2025
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quý 1 năm 2025 phải hoàn thành phê duyệt đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 360 của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2024 - Thanh Hóa nỗ lực vượt khó, từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối
Năm 2024 tiếp tục là một năm mà ngành giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do sự biến động của giá cả nguyên vật liệu xây dựng, thiếu hụt nguồn vật liệu san lấp mặt bằng và ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ. Tuy nhiên, nhận thức rõ vai trò của hệ thống hạ tầng giao thông đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, các ngành, địa phương, đơn vị liên quan đã nỗ lực khắc phục khó khăn, triển khai các dự án đầu tư giao thông đảm bảo yêu cầu về tiến độ và chất lượng.
Thanh Hóa: Phát triển kinh tế số chưa được như kỳ vọng
Thực hiện Nghị quyết số 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thanh Hóa luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển hạ tầng viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, phát triển kinh tế số một số ngành, lĩnh vực còn chậm, dẫn đến tốc độ phát triển của lĩnh vực này chưa được như kỳ vọng.
Hội nghị khách hàng Công ty cổ phần Tập đoàn Wingroup
Mới đây, tại Thành phố Thanh Hoá, Công ty Cổ phần Tập Đoàn Wingroup đã tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Thanh Hóa mở rộng liên kết sản xuất cây khoai tây vụ Đông xuân
Trong vụ đông xuân 2024 - 2025, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, người dân đã mở rộng diện tích trồng khoai tây theo hình thức liên kết chuỗi giá trị. Đây là cơ hội để nâng cao gía trị kinh tế trên đơn vị canh tác, tăng thu nhập, người dân yên tâm về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.