Thạch Thành nỗ lực chuyển đổi số để phát triển
Là một trong những huyện miền núi còn nhiều khó khăn, vì vậy, quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS) ở Thạch Thành thời gian qua cũng gặp nhiều thách thức trên nhiều phương diện, bao gồm cả hạ tầng, nguồn lực, con người... Tuy nhiên, với sự quyết tâm, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và sự vào cuộc tích cực của người dân, hiện nay, CĐS ở Thạch Thành đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cũng như mục tiêu CĐS chung của toàn tỉnh.
Xã Thành Tân, huyện Thạch Thành có 59% dân số là người dân tộc thiểu số, là xã vừa ra khỏi vùng 135 vào năm 2021. Những năm qua, thực hiện nhiệm vụ CĐS, UBND xã Thành Tân, Ban Chỉ đạo CĐS của xã đã tổ chức nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của CĐS đối với sự phát triển của xã trong giai đoạn mới. Thông qua công tác tuyên truyền đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn về CĐS, tạo sự đồng thuận cao trong quyết tâm thực hiện nhiệm vụ CĐS.
Với sự hỗ trợ của tỉnh và huyện, hiện nay, hạ tầng kỹ thuật phục vụ xây dựng chính quyền số đã được xã Thành Tân dần hoàn thiện: 100% cán bộ, công chức, viên chức xã đã được trang bị máy vi tính có kết nối mạng internet; hệ thống camera phục vụ giám sát an ninh trật tự được thiết lập tại 9 thôn và UBND xã. Xã đã bố trí 1 máy tính có kết nối internet để người dân nộp hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại bộ phận một cửa. Người dân đến nộp hồ sơ dịch vụ công trực tuyến đều được cán bộ, công chức "cầm tay chỉ việc", hướng dẫn tận tình, chu đáo, thao tác trực tiếp trên môi trường mạng.
Thị trấn Kim Tân là đơn vị điểm được huyện Thạch Thành chọn xây dựng đô thị văn minh, chính quyền thân thiện. Thời gian qua, thị trấn Kim Tân, UBND huyện Thạch Thành đã phối hợp với VNPT Chi nhánh Thạch Thành - Vĩnh Lộc lắp đặt hệ thống các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính. Theo đó, tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của thị trấn, 100% cán bộ, công chức, viên chức đã được trang bị máy vi tính có kết nối mạng internet băng thông rộng; đầu tư 1 máy tính có kết nối internet để người dân nộp hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại bộ phận một cửa UBND thị trấn. Ngoài ra, các phần mềm hộ tịch, bảo trợ xã hội, kế toán ngân sách, bản đồ địa chính, dự toán xây dựng, nền tảng hội nghị trực tuyến… đang được các cơ quan trên địa bàn thị trấn áp dụng, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tra cứu thông tin đảm bảo thông suốt, an toàn. Đồng thời khai thác hiệu quả hệ thống phòng họp không giấy tờ trong tổ chức các hội nghị; xây dựng trang thông tin điện tử phù hợp với quy định và điều kiện thực tế của thị trấn, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ quản lý, điều hành của Nhà nước và nhu cầu của người dân.
Bà Lưu Thị Chúc, Công chức tư pháp, thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Công dân đến giao dịch, chúng tôi hướng dẫn sử dụng căn cước công dân thay cho xuất trình sổ hộ khẩu trong các giao dịch dân sự theo quy định; hướng dẫn nộp hồ sơ mức độ 3, 4".
Đối với huyện miền núi Thạch Thành, trong quá trình thực hiện, huyện cũng gặp một số khó khăn ở cả 3 bình diện: "Hạ tầng số, con người, cơ chế, chính sách". Cụ thể như: thiếu trang thiết bị, máy móc, phần mềm, điện lưới, đường truyền chưa thuận lợi. Vẫn còn không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu chưa thực sự quyết liệt trong quá trình CĐS. Nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người dân, doanh nghiệp chưa có nhiều kiến thức, cộng với tư tưởng ngại khó, chậm đổi mới, chậm tiếp thu ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Hiện nay, trên địa bàn huyện, kinh phí chi cho CĐS chủ yếu đang thực hiện từ kinh phí chi sự nghiệp của các ngành, lĩnh vực, chưa đáp ứng để phân bổ đầy đủ cho việc đầu tư nâng cấp hệ thống CNTT và thực hiện các nhiệm vụ CĐS… dẫn đến kết quả còn nhiều hạn chế.
Cũng bởi vậy, trong quá trình thực hiện CĐS, huyện Thạch Thành luôn xác định: lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm. Nỗ lực tăng chỉ số cải cách hành chính, công tác số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Theo đó, hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện tiếp tục được quan tâm, đầu tư, nhằm phục vụ tốt quá trình chuyển đổi số trong quản lý Nhà nước. 100% cơ quan, đơn vị, cùng 25/25 xã, thị trấn trên địa bàn có mạng LAN, kết nối internet thông suốt, an toàn; có trên 200 điểm phát wifi miễn phí tại các điểm công cộng.
Đến nay, huyện Thạch Thành đã xây dựng 27 điểm cầu truyền hình hội nghị, gồm 2 điểm cầu cấp huyện, 25 điểm cầu tại các xã, thị trấn; hệ thống phòng họp không giấy tờ; phần mềm một cửa điện tử, phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc trong cơ quan Nhà nước cấp huyện, cấp xã được khai thác hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục duy trì đảm bảo 100% văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường mạng.
Ông Đỗ Ngọc Sơn, Giám đốc VNPT chi nhánh Thạch Thành - Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Với đặc điểm là một huyện miền núi, việc triển khai hạ tầng cho viễn thông là hết sức khó khăn. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của UBND huyện, đến nay, chúng tôi đã triển khai internet đến tất cả các xã, nhất là các xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn như Thạch Lâm, góp phần quảng bá hình ảnh khu du lịch sinh thái đến với du khách trong và ngoài tỉnh".
Ông Hoàng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, vận động Nhân dân, doanh nghiệp… ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như trong thực hiện các thủ tục hành chính. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục đầu tư máy móc, thiết bị… để đảm bảo mọi hoạt động, nhanh nhất, người dân hài lòng nhất".
Hiện nay, huyện Thạch Thành đang đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân trong việc ứng dụng CNTT, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng các dịch vụ y tế, giáo dục; tuyên truyền, vận động người dân đăng ký, sử dụng tài khoản định danh điện tử.
Ông Bùi Văn Tỵ, Chủ tịch UBND xã Thành Tiến, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Mọi thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, tin tức hoạt động tại địa phương cũng đã được kịp thời phổ biến trên nhóm zalo; hướng dẫn các hộ kinh doanh dùng aap thanh toán; quảng bá sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử".
Cùng với những nỗ lực trong CĐS, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội, từ năm 2020 đến nay, huyện Thạch Thành cũng đã triển khai Đề án xây dựng mô hình "Camera an ninh, trật tự" ở các điểm công cộng, các trục đường, khu dân cư, trường học, các cụm công nghiệp…. Hệ thống màn hình trích xuất và bảo lưu, khai thác dữ liệu camera an ninh đặt tại phòng trực chỉ huy công an huyện; giao Công an huyện quản lý, vận hành, khai thác và phối hợp khi có yêu cầu. Để phát huy hiệu quả mô hình, Công an huyện Thạch Thành tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho UBND huyện và chính quyền các xã, thị trấn thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng mô hình này, nhằm tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Thượng tá Quách Thành Nam, Phó trưởng Công an huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Công an huyện tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, trường học và các hộ dân về lợi ích thiết thực, tác dụng của việc lắp đặt camera giám sát an ninh; nâng cao hiểu biết của Nhân dân về sự cần thiết của việc lắp đặt camera đối với công tác bảo đảm an ninh trật tự".
Ông Nguyễn Đình Tam, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực, phấn đấu đạt 100% cán bộ, công chức khi thực hiện công việc, sẽ triển khai trên môi trường điện tử. Cùng với đó, chúng tôi xây dựng hạ tầng đảm bảo. Nền tảng số sẽ được đưa vào vận hành thông suốt, hiệu quả nhất".
Giai đoạn 2022 - 2025, huyện Thạch Thành được giao chỉ tiêu có 7 đơn vị hoàn thành chuyển đổi số cấp xã. Với mục tiêu phát triển chính quyền số để phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn, phát triển kinh tế số, xã hội số để cải thiện mức sống của người dân, huyện đang tập trung các nguồn lực để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, chỉ đạo, hướng dẫn 7 xã hoàn thành chuyển đổi số trong năm 2024 theo Bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa.
Trao 85 suất quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở Bá Thước
Hội Chữ thập đỏ tỉnh vừa phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Bá Thước, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam tổ chức Chương trình "Tết Nhân ái", trao 85 suất quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở thôn Cốc, xã Thiết Ống và thị trấn Cành Nàng.
Thạch Thành: Bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thạch Thành vừa phối hợp với xã Thành Trực tổ chức bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở.
Tập trung kiểm soát an toàn thực phẩm dịp Tết
Vào dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân thường tăng khoảng 20 - 30% so với ngày thường, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm. Trước tình hình trên, các lực lượng chức năng của tỉnh Thanh Hóa đang tập trung thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Tăng cường phòng cháy tại các điểm du lịch cộng đồng trong dịp Tết
Dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 kéo dài 9 ngày là điều kiện thuận lợi để người dân sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, du lịch cùng gia đình. Du lịch cộng đồng được kỳ vọng là một trong những loại hình thu hút du khách tới trải nghiệm, nghỉ dưỡng. Do đặc thù các cơ sở kinh doanh liên quan đến loại hình này thường sử dụng vật liệu dễ cháy, nên công tác phòng chống cháy nổ được các địa phương, chủ cơ sở đặc biệt quan tâm.
Mức phạt đỗ xe sai quy định mới nhất năm 2025
Theo Nghị định 168 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ các quy định, đỗ xe ở nơi không có biển cấm và bảo đảm khoảng cách với vỉa hè.
Đề xuất thu phí 6 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư
Cục Đường bộ Việt Nam vừa báo cáo Bộ Giao thông vận tải đề án thu phí các tuyến cao tốc do nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý khai thác.
Bảo đảm trật tự đô thị tại các khu vực chợ hoa cây cảnh
Vào những ngày giáp Tết, các khu vực bày bán hoa cây cảnh tại thành phố Thanh Hoá trở nên nhộn nhịp. Tình hình trật tự đô thị tại khu vực này cũng tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông. Đội Kiểm tra Quy tắc đô thị thành phố đã phối hợp với chính quyền các địa phương tăng cường lực lượng giữ gìn trật tự đô thị, nhắc nhở và xử lý các hành vi vi phạm.
Dự báo rét đậm, mưa phùn dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo khu vực miền Bắc sẽ rét đậm và có mưa phùn vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Thành phố Sầm Sơn đón nhận quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự
Sáng ngày 21/1, Uỷ ban Nhân dân thành phố Sầm Sơn đã tổ chức lễ đón nhận 75 quân nhân, hạ sĩ quan, chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng" tại huyện Như Xuân
Sáng ngày 21/1, Liên đoàn Lao động huyện Như Xuân đã tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” cho đoàn viên công đoàn nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.