Thạch Thành phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thạch Thành lần thứ XXV nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định phát triển du lịch là 1 trong 3 chương trình trọng tâm. Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Thạch Thành đã có nhiều nỗ lực để cụ thể hóa và triển khai thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết, với nhiều giải pháp đồng bộ, từng bước đưa du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Sau hơn 1 năm khởi công, đến nay, dự án xây dựng Thiền viện Tịnh Lạc tại thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành đã hoàn thành 70% khối lượng. Đây là dự án có tổng vốn đầu tư gần 156 tỷ đồng, từ nguồn vốn huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài tỉnh.

Thiền viện Tịnh Lạc dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm nay và được kỳ vọng sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách.

Sư Minh Đan, Mục thiền sư Thiền viện Tịnh Lạc, thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá
Sư Minh Đan, Mục thiền sư Thiền viện Tịnh Lạc, thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Mục đích xây dựng Thiền viện Tịnh Lạc để cho bà con địa phương biết đến đạo Phật, tu tập theo đúng giới pháp. Chúng tôi được tỉnh cấp phép cho xây dựng khoảng 900 m2 chính điện. Theo tiến độ cuối năm dương lịch này chúng tôi sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng".
Thu hút đầu tư phát triển du lịch là một trong rất nhiều giải pháp mà huyện Thạch Thành đã tập trung thực hiện trong những năm qua. Cùng với đó, địa phương này còn quan tâm nghiên cứu, xây dựng quy hoạch các điểm, khu du lịch làm cơ sở cho việc hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng, có tính cạnh tranh cao, như: du lịch sinh thái gắn với cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ; tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch…


Ông Nguyễn Đình Tam, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá
Ông Nguyễn Đình Tam, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Sự chỉ đạo, lãnh đạo từ cấp uỷ chính quyền đến bà con nhân dân có sự đồng thuận để coi du lịch là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển của địa phương. Việc quảng bá rộng rãi về quê hương mình, hình ảnh của địa phương để đến với đông đảo du khách. Thu hút đầu tư dịch vụ kèm theo để phục vụ du lịch, như thế mới đạt được mục tiêu đề ra".
Chương trình phát triển du lịch của huyện Thạch Thành đã được Nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là những hộ dân ở các khu vực nằm trong đề án quy hoạch phát triển du lịch. Bởi hơn ai hết, sau khi nhận ra những lợi ích do du lịch mang lại, phần lớn người dân đều quyết tâm cùng chính quyền đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.


Anh Nguyễn Văn Doanh, Chủ cơ sở dịch vụ Doanh Thu, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá
Anh Nguyễn Văn Doanh, Chủ cơ sở dịch vụ Doanh Thu, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Từ khi làm mảng du lịch thì kinh tế gia đình cải thiện rõ. Ngày xưa kinh tế khó khăn vì vùng nông thôn. Rất may địa điểm mình làm tương đối đẹp, được khách đến rồi quay lại ủng hộ. Những nhà xung quanh mình phát triển thì họ cũng có việc làm theo. Nhà mình mỗi ngày có khoảng 10 người làm, trung bình từ 250.000 – 300.000 ngày công. Đồ ăn ốc núi ốc đá ngày xưa bán được 50-60 nghìn 1 cân, bây giờ mua được 70-80 nghìn và lượng ổn định".

Với quyết tâm và hướng đi đúng, những năm gần đây, du lịch của huyện Thạch Thành đang có những bứt phá mới. Dự kiến trong năm 2024, Thạch Thành sẽ đón khoảng 150 nghìn lượt khách, doanh thu du lịch ước đạt 107,8 tỷ đồng, tăng 5,5 lần so với năm 2021.

Không để gián đoạn giải ngân đầu tư công sau sáp nhập
Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công được xem là giải pháp quan trọng để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay từ 8% trở lên. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ ngành, địa phương thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công đạt 100%, không để gián đoạn khi triển khai chính quyền địa phương 2 cấp.

Thanh Hóa thúc đẩy tăng trưởng GRDP
Bức tranh kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trong 6 tháng đầu năm 2025 nổi bật với đà tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 7,88%. Trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, mức tăng trưởng này được đánh giá là tích cực, tạo đà quan trọng để tỉnh quyết liệt tập trung các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng tiếp theo.

Tăng lương tối thiểu vùng thêm 7,2% từ ngày 1/1/2026
Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thống nhất đề xuất trình Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng thêm 7,2%, bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2026.

420 ha nuôi trồng thuỷ sản được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ
Thông tin từ Chi cục Biển đảo và Thuỷ sản Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm Chi cục đã phối hợp với Cục Thủy sản và Kiểm ngư, đơn vị có liên quan cấp chứng nhận nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn hữu cơ cho gần 420 ha nuôi tôm trên địa bàn.

Giá trị hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu đạt hơn 49,1 triệu USD
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng năm 2025, hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh ước đạt hơn 49,1 triệu USD.

Bố trí hơn 76.000 tỷ đồng tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bố trí 76.769 tỷ đồng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp
6 tháng năm 2025, sản xuất nông nghiệp của Thanh Hóa phát triển ổn định. Giá trị sản xuất các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đều tăng đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng của toàn ngành đạt 3,8%.

Người đưa nước mắm truyền thống vươn ra thế giới
Sinh ra và lớn lên tại làng nghề làm nước mắm Khúc Phụ, với kinh nghiệm truyền thống kết hợp với tư duy kinh tế hiện đại, anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nước mắm Lê Gia, đưa sản phẩm ngày càng vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.

Hơn 30% doanh nghiệp xuất khẩu dự báo tăng đơn hàng trong quý 3/2025
Bất chấp chính sách thuế đối ứng của Mỹ sẽ áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, kết quả khảo sát của Cục Thống kê cho thấy vẫn có 30,8% doanh nghiệp dự kiến tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong quý 3/2025; 51% doanh nghiệp dự báo đơn hàng ổn định.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.