Thách thức tìm kiếm máy bay F-35A Nhật dưới đáy biển
Ba ngày sau khi máy bay chiến đấu tàng hình F-35A của Nhật Bản rơi ở Thái Bình Dương, các nhà điều tra vẫn đang đối mặt với thách thức tìm kiếm những gì còn sót lại của tiêm kích tối tân này ở dưới đáy đại dương.

Truyền hình Nhật Bản đưa tin về hoạt động tìm kiếm máy bay F-35A bị rơi. (Ảnh: The aviationist)
Các nhà điều tra thuộc Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đã tìm thấy một số mảnh vỡ nhỏ trôi nổi trên biển được cho là phần cánh của máy bay chiến đấu tàng hình F-35A bị rơi ở ngoài khơi phía bắc Nhật Bản tối 9/4. Đây là những bằng chứng ban đầu cho thấy máy bay này có thể đã lao xuống biển, tuy nhiên các nhà điều tra vẫn chưa rõ vì sao F-35A mất tích khỏi màn hình radar mà không phát đi bất kỳ tín hiệu cảnh báo khẩn cấp nào.
“Chúng tôi chưa thu thập được bất kỳ thứ gì cho thấy nguyên nhân dẫn tới vụ việc”, một quan chức không quân nói với Reuters trong khi cuộc tìm kiếm xác máy bay và phi công mất tích vẫn đang diễn ra.
Những mảnh vỡ còn lại của tiêm kích F-35A, máy bay chiến đấu có giá lên tới 126 triệu USD, có thể nằm ở dưới đáy biển với độ sâu 1.500m. Trong số những mảnh vỡ này có thể bao gồm thiết bị ghi âm dữ liệu chuyến bay – “chìa khóa” giúp làm sáng tỏ những gì đã xảy ra ở vùng biển ngoài khơi phía bắc Nhật Bản vào tối 9/4.
Quân đội Nhật Bản có thể sẽ phải thuê các công ty chuyên về cứu hộ hàng hải, sử dụng tàu lặn để trục vớt các mảnh vỡ của máy bay F-35A dưới đáy biển sâu. Hai công ty cứu hộ hàng hải lớn nhất của Nhật Bản có thể sẽ được chọn để thực hiện nhiệm vụ này.
Từ 100 năm trước đây, công ty Fukuda Salvage & Marine Works đã bắt đầu trục vớt những tàu chiến bị hư hại trong chiến tranh Nga - Nhật. Trong khi đó, công ty Nippon Salvage có liên quan tới Mitsubishi Heavy Industries, công ty lắp ráp máy bay F-35 bị rơi.
“Thời gian cần thiết để hoàn tất quá trình trục vớt phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khó có thể nói việc trục vớt chiếc F-35 bị rơi sẽ kéo dài bao lâu”, một quan chức của Fukuda Salvage nói, đồng thời cho biết quá trình này có thể kéo dài nhiều hơn vài ngày.

Một máy bay F-35A Lightning II của Nhật Bản. (Ảnh: USAF)
Theo một kỹ sư của Nippon Salvage, hiện trạng của máy bay F-35A gặp nạn, một trong 12 chiếc thuộc phi đội F-35 mà Nhật Bản đang vận hành, có lẽ là yếu tố quan trọng nhất trong việc lên kế hoạch cho chiến dịch trục vớt.
“Nếu máy bay còn nguyên vẹn, có thể sử dụng một cần cẩu để kéo lên. Nhưng nếu máy bay đã vỡ, các tàu lặn sẽ phải làm nhiệm vụ thu thập các mảnh vỡ. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có muốn thu thập tất cả các mảnh vỡ hay không”, kỹ sư Nippon Salvage cho biết.
Các lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã huy động tàu chiến, tàu cảnh sát biển, trực thăng, máy bay và lực lượng cứu hộ quần thảo vùng biển đông bắc suốt 3 ngày qua để tìm kiếm máy bay và phi công mất tích. Ngoài ra, Hải quân Mỹ cũng điều máy bay do thám P-8A và tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Stethem để hỗ trợ Nhật Bản trong quá trình tìm kiếm.
Sau khi tạm đình chỉ toàn bộ hoạt động của toàn bộ tiêm kích F-35A còn lại, quân đội Nhật Bản đang “chạy đua” với thời gian để xác định xem nguyên nhân dẫn tới vụ rơi tiêm kích F-35A là do lỗi của phi công hay lỗi kỹ thuật của máy bay để kịp thời ngăn chặn các vụ việc tương tự tái diễn. Máy bay bị rơi là chiếc F-35A đầu tiên do Nhật Bản tự lắp ráp.
Các nhà điều tra cho biết họ không phát hiện tín hiệu khẩn cấp từ hệ thống thoát hiểm khẩn cấp trên máy bay F-35A gặp nạn. Điều này cho thấy phi công có thể đã không kịp nhảy ra ngoài máy bay trước khi rơi xuống biển. Trong khi đó, phi công được cho là đã gửi thông báo trước khi máy bay biến mất khỏi màn hình radar, nói rằng anh phải “hủy bài tập huấn luyện”.
Thành Đạt/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Venezuela tiếp tục khai thác các mỏ dầu của Mỹ
Tổng thống Nicolas Maduro ngày 5/5 cho biết Venezuela có thể tiếp tục khai thác các mỏ dầu mà tập đoàn Chevron của Mỹ sẽ phải từ bỏ, sau khi Washington thu hồi giấy phép hoạt động của công ty này tại Venezuela trước ngày 27/5.

Cựu Phó Tổng thống Mỹ cảnh báo những khó khăn của của nền kinh tế do chính sách thuế quan mới
Cựu Phó Tổng thống Mỹ, Mike Pence ngày 5/5 cảnh báo chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể dẫn đến lạm phát, gây tổn hại cho người tiêu dùng và cuối cùng sẽ gây hại cho nền kinh tế Mỹ

Met Gala: bữa tiệc thời trang lớn nhất Thế giới
Đại tiệc thời trang lớn nhất hành tinh Met Gala 2025 đã chính thức diễn ra vào rạng sáng ngày 6/5 ( theo giờ Việt Nam) tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (The Met) ở New York. Chủ đề năm nay là "Superfine: Tailoring Black Style", tập trung vào việc tôn vinh phong cách Black Dandyism và vai trò của thời trang trong việc hình thành bản sắc của người da đen trong cộng đồng người gốc Phi xuyên Đại Tây Dương.

Romania: Thủ tướng Marcel Ciolacu tuyên bố từ chức
Thủ tướng Romania Marcel Ciolacu ngày 5/5 đã tuyên bố từ chức sau khi đảng Dân chủ Xã hội (PSD) cầm quyền tuyên bố rút khỏi liên minh chính phủ và ứng cử viên tổng thống của liên minh cầm quyền- Antonescu, không đủ điều kiện tham gia vòng bầu cử thứ hai trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra ngày 4/5.

Người nhập cư trái phép tự nguyện rời Mỹ sẽ được nhận 1.000 USD
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố một chương trình mới, theo đó sẽ chi trả 1.000 USD cho những người nhập cư bất hợp pháp tại Mỹ nhằm khuyến khích họ tự nguyện trở về quê hương.

Lễ hội Lửa Beltane 2025 tại Edinburgh, Scotland
Mới đây, Lễ hội lửa Beltane đã diễn ra sôi động tại đồi Calton ở thành phố Edinburgh của xứ Scotland, thuộc Anh, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Sự kiện thường niên của người Celtic này được tổ chức nhằm đánh dấu sự kết thúc của mùa Đông, đón mùa Xuân ấm áp và mùa Hè sôi động.

Giải báo chí Pulitzer 2025: New York Times và New Yorker dẫn đầu với 7 giải thưởng
Những câu chuyện sắc bén phản ánh các vấn đề nóng của xã hội, từ cuộc khủng hoảng fentanyl gây nhức nhối, những góc khuất trong hoạt động của quân đội Mỹ và vụ ám sát hụt Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa hai tờ báo New York Times và The New Yorker lên vị trí dẫn đầu tại giải báo chí Pulitzer năm 2025.

Ngân hàng Trung ương Thái Lan tiếp tục hạ lãi suất để ứng phó
Ngày 30/4, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã quyết định cắt giảm lãi suất chính sách thêm 0,25 điểm phần trăm, đưa mức lãi suất xuống còn 1,75%, mức thấp nhất trong hai năm qua. Đây là lần giảm thứ hai liên tiếp kể từ tháng 2, nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và đối mặt với áp lực từ các biện pháp thuế quan mới của Mỹ.

Hamas: Israel sẽ đối mặt với một số áp lực để đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza
Phong trào Hồi giáo Hamas ngày 30/4 cho biết, Israel sẽ phải đối mặt với một số áp lực để đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza. Thông tin này được đưa ra trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến vùng Vịnh trong hai tuần tới.

Hội chợ Sách Quốc tế Rabat, Ma-rốc lần thứ 30: Nơi hội tụ văn hóa toàn cầu và đổi mới xuất bản
Mới đây, Hội chợ Sách và Xuất bản Quốc tế Rabat lần thứ 30 đã diễn ra tại thủ đô Rabat của Ma-rốc, thu hút đông đảo các nhà xuất bản và khách tham quan, góp phần khơi dậy niềm đam mê đọc sách, đặc biệt là đối với các tác phẩm văn học.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.