Thách thức và triển vọng xuất khẩu thủy sản
Trong tháng đầu năm 2025, 2 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam là tôm và cá tra đã ghi nhận những diễn biến đáng chú ý. Trong đó, Trung Quốc tiếp tục giữ vững vị thế là thị trường nhập khẩu lớn nhất, đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của ngành.
Theo số liệu từ Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu tôm trong tháng đầu năm đạt 311 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Hiện tôm Việt Nam đã có mặt tại 107 thị trường trên toàn thế giới, trong đó Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn dẫn đầu với kim ngạch 118 triệu USD, tăng 179%.
Trong khi đó, xuất khẩu tôm trong tháng đầu năm sang thị trường Mỹ giảm 13%, chỉ đạt 36 triệu USD. Ngành tôm Việt Nam tiếp tục đối mặt với các rủi ro từ thuế chống trợ cấp và chống bán phá giá. Ngoài ra, sự thay đổi trong chính sách thương mại của chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng là một yếu tố khó đoán định, có thể tác động đến xuất khẩu trong thời gian tới.

Xuất khẩu cá tra lại có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 133 triệu USD. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất, chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, nhưng giá trị xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh, chỉ còn 31 triệu USD.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, trước khi các chính sách thuế mới được ban hành, doanh nghiệp Việt Nam và đối tác nhập khẩu có thể tận dụng thời gian này để thúc đẩy giao thương, dẫn đến khả năng xuất khẩu tăng mạnh trong các tháng tới.

Doanh nghiệp Thanh Hóa thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
Biến động kinh tế toàn cầu và những khó khăn từ nội tại đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp. Trong khó khăn, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang duy trì và thúc đẩy sản xuất, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

ADB: kinh tế Việt Nam duy trì triển vọng tăng trưởng ổn định
Đánh giá cao những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định: nền kinh tế sẽ duy trì triển vọng tăng trưởng ổn định và bền vững nếu các nỗ lực cải cách thể chế toàn diện thời gian qua được triển khai nhanh chóng và hiệu quả.

Thanh Hoá: 4 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng trên 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái
4 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tỉnh Thanh Hoá tăng trên 13,7% so với cùng kỳ năm trước phản ánh sự phục hồi và phát triển ổn định của ngành sản xuất công nghiệp địa phương.

4 tháng, Thanh Hóa thu ngân sách hơn 16 nghìn tỷ đồng
Trong 4 tháng đầu năm 2025, tỉnh Thanh Hóa thu ngân sách đạt trên 16.300 tỷ đồng, bằng 84,7% cùng kỳ và bằng 35,8% dự toán.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng
Mới đây, Cục Thuế đã chỉ đạo các Chi cục Thuế trên cả nước khẩn trương phân loại, xử lý dứt điểm các hồ sơ còn tồn đọng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Thanh Hóa có khoảng 50 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Môi trường, những năm gần đây, chất lượng hàng hóa nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa được nâng cao, đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu của nhiều quốc gia trên thế giới.

Khoai tây vụ đông xuân đạt gần 200 triệu đồng/ha
Vụ đông xuân 2024-2025, diện tích gieo trồng khoai tây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng 1.500 ha, tập trung tại một số huyện đồng bằng và ven biển.

Thanh Hoá: Xuất khẩu hàng hoá duy trì đà tăng trưởng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, trong tháng 4/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do chưa bị tác động bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4 ước đạt hơn 603 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng.

Thanh Hóa: Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I tăng 11,8%
Quý 1 năm 2025, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt khoảng trên 39.700 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 11,8% so với cùng kỳ.

Kinh tế tư nhân đóng góp gần 59% GRDP của Thanh Hóa
Đến nay, tỉnh Thanh Hóa có trên 21.000 doanh nghiệp và hơn 155.000 hộ kinh doanh đang hoạt động. Khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp gần 59% tổng sản phẩm của tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.