ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thách thức xuất khẩu gạo sang thị trường ASEAN

Theo Bộ Công thương, những năm qua, gạo là mặt hàng nông sản chính của Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN. Đây là thị trường lớn với gần 700 triệu dân, có nhiều nét tương đồng về văn hóa, lối sống, khoảng cách địa lý gần với Việt Nam, nên dư địa tăng trưởng xuất khẩu gạo còn rất lớn. Tuy nhiên, yêu cầu về chủng loại gạo, chất lượng gạo của các nước trong khu vực ASEAN cũng khác nhau, đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt trong cách thức tiếp cận thị trường.

07/05/2022 08:41

 

Bốc dỡ gạo ở chi nhánh Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Long tại Đồng Tháp. (Ảnh NGỌC TÀI)
Bốc dỡ gạo ở chi nhánh Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Long tại Đồng Tháp. (Ảnh NGỌC TÀI)

Để hỗ trợ các thông tin xuất khẩu cho doanh nghiệp, sáng 5/5, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) phối hợp với các thương vụ Việt Nam tại ASEAN tổ chức phiên tư vấn xuất khẩu sản phẩm lúa gạo sang thị trường này.

Nhu cầu tiêu dùng lớn

Tham tán thương mại Việt Nam tại Indonesia Phạm Thế Cường cho biết: Theo Bộ Nông nghiệp Indonesia, lượng gạo tiêu thụ bình quân tại Indonesia hiện khoảng 93 kg/người/năm, tổng nhu cầu gạo tiêu dùng Indonesia khoảng 30,1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên sản xuất lúa gạo tại Indonesia không hiệu quả, giá thành cao, thu nhập thấp nên nông dân không mặn mà trồng lúa, từ đó dẫn tới năng suất, chất lượng lúa không cao. Chính vì vậy, Indonesia nhập khẩu sản lượng gạo hằng năm tương đối lớn. Các thị trường cung cấp gạo chủ yếu cho Indonesia là Pakistan, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ. Lượng gạo nhập khẩu của nước này có xu hướng ổn định trong ba năm gần đây; trong đó năm 2021 là 407.740 tấn, trị giá 184 triệu USD. Tính riêng năm 2021, lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia đạt 65.960 tấn, chiếm 16,1% tổng lượng nhập khẩu của Indonesia. Đối với gạo Việt Nam, Indonesia nhập khẩu chủ yếu là gạo chất lượng cao.

Tại thị trường Malaysia, Bí thư thứ nhất phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Malaysia Trần Lê Dung thông tin: Malaysia là nước không có thổ nhưỡng tốt để trồng lúa, nông nghiệp chủ yếu tập trung trồng cây cọ dừa và cao-su. Với diện tích trồng lúa chỉ khoảng 0,7 triệu ha, thấp nhất khu vực Đông Nam Á, sản xuất lúa gạo của Malaysia hiện chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tiêu thụ trong nước, nên hằng năm phải nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo để đáp ứng nhu cầu trong nước và dự trữ. Hiện gạo Việt Nam chiếm thị phần lớn trong tổng lượng gạo nhập khẩu hằng năm của Malaysia. Trước đây, lượng gạo Thái Lan nhập khẩu vào Malaysia cao hơn Việt Nam, nhưng 5 năm trở lại đây, gạo Việt đã vượt xa Thái Lan về sản lượng nhập vào Malaysia. Theo thống kê, năm 2019, gạo Việt Nam chiếm 44% tổng sản lượng gạo nhập vào Malaysia, năm 2020 là 41,9%. Riêng ba tháng đầu năm 2022, lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia đã tăng trưởng hơn 102%.

Riêng với thị trường Philippines, theo thông tin từ Bộ Công thương, năm 2021, Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với lượng xuất khẩu đạt 2,45 triệu tấn, kim ngạch hơn 1,25 tỷ USD, tăng 10,7% về lượng, tăng 18,5% về kim ngạch so với năm 2020, chiếm 39,4% trong tổng lượng và chiếm 38% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Giá xuất khẩu gạo trung bình vào thị trường này cũng đạt mức cao, đạt 509,7 USD/tấn, tăng 7,1% so với năm 2020. Quý I/2022, Philippines tiếp tục đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 44,7% trong tổng lượng và chiếm 42,6% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt 672.136 tấn, tương đương 311,08 triệu USD, tăng 63,3% về lượng, tăng 41,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021. Ngoài Philippines, Malaysia, Indonesia, gạo Việt Nam còn được xuất khẩu sang các thị trường khác trong ASEAN như Singapore, Brunei, Lào...

Giải pháp giữ vững và mở rộng thị trường

Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế và cơ hội xuất khẩu gạo sang các nước ASEAN, nhưng thời gian tới sẽ gặp thách thức không nhỏ trong việc giữ vững và mở rộng thị phần xuất khẩu. Như tại thị trường Indonesia, thách thức đến từ chủ trương bảo đảm an ninh lương thực của Indonesia khiến nhu cầu nhập khẩu gạo có xu hướng giảm. Chính phủ Indonesia ngày càng đẩy mạnh phát triển sản xuất trồng lúa gạo thông qua việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung, phát triển hệ thống thủy lợi, đưa ra các chính sách hỗ trợ nông dân trồng lúa, hỗ trợ nông dân mua bảo hiểm nông nghiệp...

Ngoài ra, trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu gạo của Indonesia sụt giảm thì sẽ dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa gạo Việt Nam và Thái Lan. Việc nhận diện thương hiệu gạo Việt Nam tại thị trường Indonesia còn khá mờ nhạt, trong khi đó gạo Thái Lan lại có nhiều thương hiệu dễ nhận biết đối với người tiêu dùng tại các siêu thị của Indonesia. Nhu cầu tiêu thụ gạo chất lượng cao tại Indonesia ngày càng lớn, nhất là các dòng gạo đặc sản của Việt Nam như ST24, ST25 nhưng nhiều doanh nhân nhập khẩu gạo lớn của Indonesia hiện vẫn chưa biết đến các loại gạo chất lượng này của Việt Nam. Chính vì vậy, công tác quảng bá thương hiệu gạo của Việt Nam tại Indonesia cần được tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Cũng liên quan đến vấn đề nhận diện thương hiệu gạo Việt Nam, bà Trần Lê Dung nhấn mạnh: Tại Malaysia, Công ty Bernas Berhad là doanh nghiệp độc quyền nhập khẩu gạo trắng dài của Việt Nam. Đây cũng là loại gạo tiêu thụ chủ yếu tại nước này. Tuy nhiên, Công ty Bernas Berhad hiện nhập theo container gạo thô, sau đó về nước đóng gói và dán nhãn mác thương hiệu công ty của họ. Do đó, tại thị trường Malaysia, người tiêu dùng vẫn chủ yếu biết đến thương hiệu gạo của Bernas Berhad.

Đây chính là nguyên nhân khiến người tiêu dùng ít biết đến gạo Việt Nam. Để cải thiện tình trạng này, bà Trần Lê Dung đưa ra giải pháp: Tại một số siêu thị Malaysia hiện có hình thức gửi hàng mẫu tại các gian hàng. Theo đó, doanh nghiệp sẽ mất phí thời gian đầu để giới thiệu hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam nên lưu ý đến hình thức giới thiệu này, bởi trong quá trình trưng bày, quảng bá, sản phẩm có nhiều người hỏi mua thì siêu thị sẽ nhập hàng, đồng thời các doanh nghiệp khác cũng sẽ quan tâm. Ngoài ra, để đa dạng mặt hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt nên đẩy mạnh xuất khẩu gạo nếp vì nhu cầu tại Malaysia cũng rất cao.

Trong bối cảnh hầu hết các nước ASEAN đều có những thay đổi về nhu cầu, điều kiện nhập khẩu gạo, để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, ngành gạo cần rà soát lại nhu cầu của từng thị trường, xác định những thị trường tiêu thụ gạo phẩm cấp thường với giá rẻ, thị trường tiêu thụ gạo cao cấp, gạo thơm với mức giá cao. Từ đó có chiến lược quảng bá, giới thiệu sản phẩm đúng hướng. Cần chú trọng xây dựng thương hiệu gạo tại các nước ASEAN để xác lập vị thế cho hạt gạo Việt Nam, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng gạo tại các thị trường này .

Tiến Anhnhandan.vn

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế đối với lãi tiền gửi tiết kiệm

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế đối với lãi tiền gửi tiết kiệm

08:52 , 22/02/2025

Tại Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) đã gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương và người dân, Bộ Tài chính đề nghị tiếp tục giữ nguyên quy định về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm như quy định hiện hành.

Đưa sản vật địa phương "lên sóng"

Đưa sản vật địa phương "lên sóng"

20:58 , 21/02/2025

Ngày 21/02, Tập đoàn truyền thông Halotimes đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân thị xã Nghi Sơn tổ chức chương trình livestream sản vật địa phương. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình truyền hình thực tế "Về quê làm giàu" nhằm đưa những sản vật nổi tiếng của các vùng miền đến gần hơn với người tiêu dùng.

Kết nối mở rộng thị trường cho doanh nghiệp

Kết nối mở rộng thị trường cho doanh nghiệp

18:07 , 21/02/2025

Dù mới đi vào hoạt động được gần một năm, nhưng Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ huyện Hậu Lộc đã có nhiều hoạt động kết nối doanh nghiệp với nhiều tổ chức hội, ngành hàng. Qua đó, góp phần hỗ trợ hội viên mở rộng giao thương, tìm kiếm cơ hội hợp tác, phát triển thị trường, khách hàng, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Công bố xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố năm 2024

Công bố xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố năm 2024

18:09 , 20/02/2025

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Quyết định công bố xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố năm 2024.

Thanh Hoá tập trung thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2025

Thanh Hoá tập trung thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2025

18:05 , 20/02/2025

UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản yêu cầu các ngành, địa phương, đơn vị tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ thu ngân sách ngay từ những tháng đầu năm, phấn đấu hoàn thành cao nhất dự toán thu Ngân sách Nhà nước năm 2025.

Doanh nghiệp nhôm, thép trước rủi ro “gánh” thuế

Doanh nghiệp nhôm, thép trước rủi ro “gánh” thuế

16:30 , 20/02/2025

Việc Mỹ áp thuế 25% đối với nhôm và thép nhập khẩu, đang tác động đến các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất khẩu sang Mỹ. Điều này, làm tăng thêm gánh nặng thuế, nhưng cũng tạo áp lực để doanh nghiệp phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Vốn FDI tăng mạnh thúc đẩy nhu cầu thuê đất khu công nghiệp

Vốn FDI tăng mạnh thúc đẩy nhu cầu thuê đất khu công nghiệp

16:25 , 20/02/2025

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong tháng 1 cả nước thu hút được khoảng 4,3 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư nước ngoài, tăng gần 47% so với cùng kỳ năm 2024. Vốn FDI tăng mạnh là yếu tố thúc đẩy nhu cầu thuê đất và các sản phẩm tại các khu công nghiệp.

Phấn đấu giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt 100 triệu USD

Phấn đấu giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt 100 triệu USD

14:38 , 20/02/2025

Những năm qua, ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường phối hợp, quản lý, cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC cho rừng trồng. Đây là hướng đi bền vững để gỗ Thanh Hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch vào thị trường quốc tế.

Phát triển ổn định vùng kinh doanh rừng gỗ lớn 56.000 ha

Phát triển ổn định vùng kinh doanh rừng gỗ lớn 56.000 ha

07:04 , 20/02/2025

Thực hiện mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Thanh hóa phát triển ổn định vùng kinh doanh gỗ lớn quy mô khoảng 56.000 ha, đáp ứng nhu cầu gỗ lớn phục vụ chế biến sâu và xuất khẩu, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành chức năng và UBND các huyện triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp từ quy hoạch đến tổ chức trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến lâm sản. Tuyên truyền vận động Nhân dân huy động mọi nguồn lực xã hội cho công tác phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn.

Nhiều thách thức của ngành ngân hàng trong năm 2025

Nhiều thách thức của ngành ngân hàng trong năm 2025

07:00 , 20/02/2025

Năm 2025, với những diễn biến khó lường từ bên ngoài, cộng với những yếu tố nội tại, ngành ngân hàng phải đối mặt với 3 thách thức không dễ dàng hóa giải, đó là: lãi suất, thanh khoản và nợ xấu...