Quang Trung/VOV-Bangkok
Thảm hoạ động đất, sóng thần Indonesia và bài học về cảnh báo
14 năm sau thảm họa kép ở Sumatra nhưng việc cảnh báo cũng như ứng phó với thảm hoạ thiên nhiên vẫn là một vấn đề lớn mà Indonesia luôn phải đối mặt.
Động đất và sóng thần tại thành phố Palu, miền Trung Indonesia đã trải qua hơn 1 tuần nhưng hậu quả nó để lại quá nặng nề. Đây là thảm hoạ thiên nhiên lớn nhất tại Indonesia kể từ năm 2004 khi động đất và sóng thần tràn vào đảo Sumatra. 14 năm trôi qua nhưng việc cảnh báo cũng như ứng phó với thảm hoạ vẫn là một vấn đề lớn mà Indonesia luôn phải đối mặt.
![]() |
Khung cảnh đổ nát ở Palu vì động đất, sóng thần. |
“Nếu sự việc được cảnh báo sớm 10 phút thì hậu quả đã rất khác” - đó là nhận định của rất nhiều chuyên gia khi những người dân ở thành phố này hoàn toàn không được cảnh báo sớm về động đất và sóng thần.
Người dân thành phố này khẳng định, họ không hề biết một thông báo hay tín hiệu nào cả, sóng thần tới họ nhìn bằng mắt thường và hét lên cho nhau cùng chạy trốn. Thậm chí một buổi lễ vẫn diễn ra tại bờ biển khi sóng thần ập tới vào xẩm tối 28/9.
Nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, Indonesia là quốc gia thường xuyên phải đối mặt với các trận động đất nhưng hệ thống cảnh báo sớm của quốc gia này lại hoạt động kém hiệu quả. Năm 2004, một trận động đất và sóng thần khác đổ vào Aceh, đảo Sumatra khiến 240.000 người thiệt mạng. 14 năm trôi qua, những kinh nghiệm để ứng phó với động đất và sóng thần của Indonesia vẫn chưa hề được tích luỹ.
Một vấn đề khác ở đây đó là người dân tại Palu ngay sau khi xảy ra động đất đã hoảng loạn và không còn một ai để ý tới việc một cơn sóng thần sẽ ập tới. Việc động đất xảy ra kéo theo mất điện khiến hệ thống cảnh báo sóng thần không thể hoạt động. Đây là lý giải của một số chuyên gia Indonesia. Tuy nhiên, lý giải này gặp phải nhiều phản biện bởi một hệ thống quan trọng như vậy lại chỉ phụ thuộc vào một nguồn điện.
“Lúc đó tôi đang chuẩn bị ăn bữa tối, động đất xảy ra tôi chỉ biết chạy ra ngoài sau đó sóng thần ập tới, tôi không biết gì cả, mọi thứ quá khủng khiếp”, ông Ranan, một người dân ở Palu nói.
Đây cũng là thất bại lớn của cơ quan khí tượng và khí hậu Indonesia, họ đã phải thừa nhận việc sử dụng dữ liệu không chính xác khiến cảnh báo về sóng thần bị bãi bỏ dù một bức tường nước cao tới hơn 6m đổ dồn về Palu và cuốn trôi tất cả mọi thứ.
14 năm trôi qua, quốc tế đã giúp đỡ Indonesia rất nhiều để xây dựng hệ thống cảnh báo sớm trị giá 3 triệu USD nhưng sự chủ quan từ cơ quan chức năng và cả người dân đã khiến hậu quả vô cùng thảm khốc. Hệ thống cảnh báo sớm này sẽ gửi thông tin tới cho người dân qua rất nhiều phương tiện như tin nhắn điện thoại, radio hay loa phóng thanh, nhưng chỉ một phần nhỏ là hoạt động.
“Hậu quả để lại lớn là do chúng ta chưa có sự chủ động ứng phó với các thiên tai không đúng chu kỳ” - Ông Tiar Prasetya, Giám đốc trung tâm cảnh báo sớm sóng thần Indonesia cho biết. “Chính vì thế để xảy ra tình trạng chủ quan và không có ứng phó kịp thời với trước, trong thảm hoạ. Vấn đề hiện tại là làm sao có thể khắc phục hậu quả một cách nhanh nhất và tốt nhất”.
Những sự chuẩn bị cho thảm hoạ của người dân cũng như chính quyền sở tại là quá sơ sài khiến công tác khắc phục hậu quả càng gặp nhiều khó khăn. Tại một số nước, người dân được trang bị các kiến thức về sơ tán, cứu nạn và thường xuyên được diễn tập nhưng ở Palu, mọi thứ chẳng có gì.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nga sẵn sàng tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc với Ukraine
Ngày 20/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, nước này sẵn sàng tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc với Ukraine và sẽ đề xuất làm việc về một bản ghi nhớ liên quan đến một thỏa thuận hòa bình tiềm năng.

Đàm phán Doha bế tắc, Israel rút đại diện về nước
Giữa bối cảnh xung đột ở Dải Gaza chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vòng đàm phán hòa bình tại Doha – do Qatar chủ trì với sự tham gia của Mỹ, Ai Cập, Israel và Hamas – bất ngờ rơi vào bế tắc. Diễn biến nghiêm trọng hơn khi phía Israel quyết định rút toàn bộ phái đoàn về nước, cáo buộc Hamas “không nghiêm túc với các điều khoản thỏa thuận”. Động thái này không chỉ đặt dấu chấm hết cho nỗ lực trung gian hòa giải của Qatar trong ngắn hạn, mà còn đẩy triển vọng ngừng bắn lún sâu vào bế tắc. Trong khi các bên vẫn đang chỉ trích lẫn nhau và đổ lỗi cho đối phương, hàng nghìn dân thường ở Gaza tiếp tục gánh chịu hậu quả nặng nề từ chiến sự kéo dài.

Hàn Quốc và Mỹ khởi động vòng đàm phán thương mại mới
Hàn Quốc và Mỹ đã chính thức bắt đầu vòng đàm phán thương mại cấp chuyên viên mới tại Washington DC, tập trung vào các vấn đề then chốt về thuế quan và thương mại song phương. Cuộc đàm phán này diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc đang nỗ lực giảm thiểu tác động từ các biện pháp thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Thượng viện Pháp công bố kết quả điều tra vụ bê bối nước khoáng của Nestle
Sau cuộc điều tra kéo dài 6 tháng và liên quan đến hơn 70 phiên điều trần, ngày 19/5, Thượng viện Pháp đã thông báo kết quả cuộc điều tra liên quan tới vụ bê bối quy trình xử lý sản phẩm nước khoáng nổi tiếng Perrier của “đại gia” thực phẩm Nestle.

Tổng thống Macron công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới vào Pháp
Ngày 19/5, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao kinh doanh quốc tế "Lựa chọn nước Pháp” (Choose France) lần thứ 8 tại Cung điện Versailles, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro được đầu tư mới vào quốc gia này.

Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do chính sách thuế của Mỹ
Ngày 19/5, Thái Lan đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do những biến động thương mại từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

EU cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng của khu vực đồng euro
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu bùng phát cũng như nguy cơ thiên tai gia tăng, ngày 19/5 Liên minh châu Âu (EU) đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone) trong năm 2025.

EU tăng tốc luật hóa quy định hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội
Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiên phong trong nỗ lực ngăn chặn trẻ em sử dụng mạng xã hội theo một đề xuất đang gây chú ý.

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Anh và EU hậu Brexit
Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh ngày 19.5 đã chính thức ký hàng loạt các thoả thuận về quốc phòng - an ninh, thương mại, đánh bắt cá ... Sự kiện này được xem là bước ngoặt mới trong việc thiết lập lại quan hệ giữa hai bên kể từ sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).

Kế hoạch điện đàm của ông Trump với lãnh đạo Nga, Ukraine
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ có cuộc điện đàm vào ngày 19/5, sau đó ông Trump sẽ điện đàm với Tổng thống Ukraine và các nhà lãnh đạo NATO.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.