Thằn lằn bay có thể có lông
Theo một nghiên cứu mới, các động vật bò sát đã tuyệt chủng còn được gọi là thằn lằn bay có bộ lông vừa giống như lông vũ ở chim lại vừa giống lông mao ở dơi.

Thằn lằn bay, sống vào thời khủng long, là động vật có xương sống đầu tiên biết bay. Tuy nhiên, do hiện tại không còn loài thằn lằn bay nào sống sót, phần lớn thông tin về chúng vẫn còn là ẩn số.
Nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng da của thằn lằn bay được phủ một lớp lông tơ giống như lông được gọi là pycnofiber thường được miêu tả có bản chất giống như lông mao. Hiện nay, các nhà khoa học thấy các loài bò sát này có thể cũng có bộ lông giống như lông vũ.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích hóa thạch của hai con thằn lằn bay đuôi ngắn được bảo tồn tốt, sống khoảng 160-165 triệu năm trước ở nơi hiện nay là Trung Quốc. Họ đưa ra giả thuyết những con thằn lằn bay này từng được bao phủ bởi bốn loại sợi khác nhau.
Một dạng pycnofiber gồm các sợi xoăn, rỗng, giống lông mao mọc trên đầu, thân, các chi và đuôi của chúng. Ba dạng còn lại gồm các sợi cong, giống sợi chỉ mọc trên cánh và đầu được phân nhánh giống lông vũ ngày nay.
Quang phổ học cho thấy các thành phần hóa học của tất cả các pycnofiber này tương tự như lông vũ hiện đại, trong khi kính hiển vi điện tử quét tiết lộ chúng chứa các nhóm sắc tố và có khả năng khá rực rỡ. Những vai trò khả thi của những sợi này có thể bao gồm cách nhiệt, tạo dáng hợp khí động, tô điểm để ngụy trang hoặc trang trí, hoặc dùng làm thụ quan xúc giác.
Lông vũ là cấu trúc phức tạp nhất trang trí cho các động vật có xương sống hiện nay, và từng được cho là chỉ có ở các loài chim và tổ tiên khủng long của chúng. Tuy nhiên, nguồn gốc tiến hóa của lông vũ vẫn còn gây tranh cãi. Những phát hiện mới này có thể chứng minh cho khả năng rằng lông vũ đã tiến hóa ở những tổ tiên chung của cả thằn lằn bay và khủng long, dù ý kiến cho rằng các cấu trúc lông vũ tiến hóa độc lập ở cả hai dòng vẫn khá hợp lý.
Lộc Ninh/Dân Trí (Theo ABC)
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ngành ngân hàng cần 750.000 nhân lực công nghệ vào năm 2026
Trong xu thế công nghệ mới, các ngân hàng sẽ cần thêm rất nhiều nhân lực để phát triển các công nghệ chiến lược liên quan đến hoạt động của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, như fintech, tài sản số, blockchain, AI.

Tài sản số, tiền mã hóa sẽ được bảo vệ như tài sản thực
Mới đây, Luật Công nghiệp công nghệ số đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 1/1/2026. Luật này đánh dấu lần đầu Việt Nam có khung pháp lý cho tài sản số.

Hàng triệu việc làm đang dần bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình thị trường lao động toàn cầu với tốc độ chưa từng thấy. Dự báo sẽ có hàng triệu việc làm dần bị thay thế bởi AI.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sắp được hưởng những ưu đãi chưa từng có
Theo Luật Công nghiệp công nghệ số chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp hữu cơ
Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm sạch, hữu cơ đang được áp dụng rộng rãi. Hình thức này không chỉ đem lại sự chủ động cho doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân, mà còn giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng, từ đó nâng cao thu nhập mở ra hướng đi mới, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Ứng dụng công nghệ trong giữ gìn phát huy các tư liệu hiện vật lịch sử
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa hiện đang lưu giữ hơn 30 nghìn tư liệu, hiện vật chứa đựng những giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hóa của Thanh Hóa nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc lưu giữ đang góp phần quan trọng vào phát huy giá trị của tư liệu, hiện vật.

Điện lực Thanh Hoá đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý điện
Thực hiện Nghị quyết số 03 ngày 11/1/2021 của Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc thực hiện chuyển đổi số, Công ty Điện lực Thanh Hoá đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ với quyết tâm đưa hoạt động quản lý điện và các dịch vụ điện trở nên thông minh, hiệu quả và tiện ích hơn. Thực tế qua gần 5 năm triển khai, những thành công trong chuyển đổi số không chỉ mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả kinh tế cho ngành điện mà còn giúp nâng cao chất lượng phục vụ, nhận được sự hài lòng, ủng hộ của khách hàng.

Giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi
Trung tâm Sáng tạo, khai thác dữ liệu (Trung tâm Dữ liệu quốc gia) và Hiệp hội Dữ liệu quốc gia vừa giới thiệu 6 sản phẩm tiêu biểu trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ lõi.

Phần lớn đồng hồ thông minh có thể đang đo chỉ số calo sai lệch
Theo kết quả thử nghiệm mức độ chính xác của một số đồng hồ thông minh của Phòng thí nghiệm My Vital Metrics (Vương quốc Anh), phần lớn đồng hồ thông minh chỉ đang dùng thuật toán để dự đoán, chứ không thực sự đo lường chính xác các chỉ số cơ thể.

Ưu đãi phát triển hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về dữ liệu
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 169/2025 quy định hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.