Thành công của tôm Việt Nam và mục tiêu xuất khẩu 4 tỷ USD năm 2021
Năm 2021 xuất khẩu tôm có thể tăng 15% so với năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4 tỷ USD nhờ các lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do...
Ngay những ngày đầu tiên của năm 2021, ngành nông nghiệp cùng với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến tôm xuất khẩu đã bắt tay vào công việc, đáp ứng yêu cầu của hàng loạt đơn hàng từ các thị trường khó tính. Thành công trong xuất khẩu mặt hàng tôm năm 2020 thực sự là "cú hích", tạo đà cho các doanh nghiệp xuất khẩu gia tăng sản lượng, giá trị trong năm 2021. Vậy do đâu, trong lúc nhiều đối thủ cạnh tranh của chúng ta không có được tăng trưởng thì Việt Nam lại có được những thành công nhất định?
Ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn cho rằng, Việt Nam đang có các thuận lợi về thị trường, đặc biệt là các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu… và thị trường Trung Quốc rộng lớn.
Chia sẻ về kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020, ông Lê Văn Quang - Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thủy sản Minh Phú - cho biết, việc thành công trong kiểm soát dịch Covid 19 của Việt Nam là một cơ hội tốt cho ngành tôm. Trong năm 2020, Minh Phú đã xuất khẩu được 55 ngàn tấn tôm thành phẩm, với kim ngạch đạt 580 triệu USD. Mục tiêu năm 2021 là 71 ngàn tấn tôm, kim ngạch 790 triệu USD.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2021, có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất, xuất khẩu mặt hàng tôm của Việt Nam. Nhu cầu thế giới vẫn ổn định trong khi các nước xuất khẩu khác chưa kịp phục hồi. Trung Quốc là nguồn cung tôm lớn nhất châu Á, tuy nhiên vẫn đang thiếu hụt nguồn tôm cho chế biến và tiêu dùng.
Cùng với đó, thuế chống bán phá giá tại Hoa Kỳ đối với tôm đang ở mức thấp; lợi thế thuế quan cho xuất xứ thuần Việt Nam của sản phẩm tôm nuôi trong các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới...
Trong bối cảnh hiện tại, VASEP đưa ra dự báo, xuất khẩu tôm năm nay tăng khoảng 15% so với năm 2020, vượt mốc 4 tỷ USD.
Ông Võ Văn Phục – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thuỷ sản Sạch Việt Nam cho rằng, dịch Covid 19 khiến chuỗi cung ứng trong ngành tôm bị đứt gãy, từ hoạt động trong các nhà máy đến các hoạt động nuôi trồng. Với điều kiện này, chúng ta rất có thể đạt được các mục tiêu đề ra là xuất khẩu tôm đạt giá trị 4 tỷ USD.
Ở góc độ chuyên môn, ông Trần Đình Luân – Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN-PTNT) cho biết: ngành khuyến khích các mô hình nuôi đạt hiệu quả, ít rủi ro , truy suất nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh. Trong năm 2021, tuỳ điều kiện thực tế, bà con có thể áp dụng các hình thái phù hợp để bảo đảm sản xuất thành công.
Trong bối cảnh các nguồn cung của đối thủ gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và tình hình được dự báo chưa thể khả quan hơn cho tới hết quý I/2021, các chuyên gia nhận định, xuất khẩu tôm của Việt Nam nếu đảm bảo tốt khâu nuôi trồng, chế biến thì sẽ tiếp tục đạt được các mốc tăng trưởng trong năm 2021. Vắc xin phòng Covid-19 ra đời cùng với lợi thế từ các FTA đang được các doanh nghiệp tận dụng sẽ là động lực cho hoạt động xuất khẩu tôm năm 2021.
Để đạt mục tiêu đề ra, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đề nghị, ngay từ những ngày đầu năm 2020, các đơn vị, doanh nghiệp và người nuôi chuẩn bị tốt các điều kiện và thả giống theo lịch mùa vụ năm 2021. Coi trọng công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm soát tạp chất, tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm tôm đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, cần tăng cường liên kết giữa các đơn vị tham gia vào chuỗi sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, tiếp tục nâng cao tỷ trọng các mặt hàng giá trị gia tăng xuất khẩu. Đẩy mạnh liên kết sản xuất, nhân rộng các mô hình, chuỗi sản xuất hiệu quả, giữ vững và phát triển thị trường đầu ra, đấu tranh với các rào cản kỹ thuật.
Trong giai đoạn 5 năm (2015 – 2019), ngành tôm Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong sản xuất và XK. Diện tích nuôi tôm tăng trung bình 1,4% mỗi năm, trong khi sản lượng tăng trung bình 5,7%, chủ yếu nhờ năng suất nuôi tôm chân trắng cải thiện. Sản lượng tôm chân trắng tăng liên tục và tăng mạnh gần 41% sau 5 năm với mức tăng trung bình 9% mỗi năm. Trong khi đó, sản lượng tôm sú tăng trung bình 1,2% và chỉ tăng 3,1% sau 5 năm, năng suất không có sự tăng trưởng đáng kể so với tôm chân trắng.
XK tôm trong 5 năm qua đạt tăng trưởng trung bình năm là 4%, tăng trưởng từng năm không ổn định, theo đó, tăng mạnh nhất vào năm 2017 với mức tăng 22,3% đạt trên 3,8 tỷ USD, chủ yếu nhờ XK tôm chân trắng tăng mạnh 29%. Sau 5 năm, XK tôm chân trắng ngày càng chiếm ưu thế trong sản phẩm tôm XK nhờ tăng trưởng mạnh (tăng trung bình năm 8,7%).
Top 6 thị trường NK tôm của Việt Nam gồm EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm 81-85% tổng giá trị NK tôm trong 5 năm qua. Từ năm 2017, Mỹ và EU hoán đổi vị trí cho nhau vì XK tôm sang Mỹ sụt giảm liên tục và giảm mạnh hơn thị trường EU. Trong giai đoạn này, XK sang Trung Quốc đột phá mạnh nhất với tăng trưởng trung bình năm là 16% và sau 5 năm tăng trên 55%. Sau Trung Quốc, Hàn Quốc cũng là thị trường đáng chú ý trong 5 năm qua với tăng trưởng trung bình năm 9% và tăng trưởng sau 5 năm là 34%, tiếp đến là EU với tỷ lệ tương ứng là 8% và 26%.
Từ năm 2014, Việt Nam là luôn nằm trong top 3 nước XK của thế giới, sau Trung Quốc và Na Uy. Trước 2014, Việt Nam đứng thứ 4 trong các nước XK thủy sản, sau cả Thái Lan.
Giai đoạn 2015 – 2020, trải qua nhiều khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất và thương mại thủy sản như thời tiết bất lợi, hạn hán xâm ngập mặn, bão lũ, rào cản thị trường như thuế chống bán phá giá tôm và cá tra tại Mỹ cao, truyền thông bôi bẩn làm giảm tiêu thụ cá tra tại EU, thẻ vàng IUU với hải sản XK, nhưng XK thủy sản của Việt Nam vẫn tăng từ 6,6 tỷ USD lên mức đỉnh trên 8,8 tỷ USD năm 2018, sau đó giảm nhẹ trong 2 năm 2019 và 2020./.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử
Sáng ngày 21/11, Sở Công thương Thanh Hóa phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức “Hội nghị đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử trong thời đại công nghệ số tỉnh Thanh Hoá năm 2024”.
Tỉnh Thanh Hóa tham dự Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24
Mới đây, Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024) đã được khai mạc tại thành phố Hà Nội. Thanh Hóa tham gia gian hàng với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú, thu hút sự quan tâm của mọi người.
Agribank Lang Chánh cho vay hơn 720 tỷ đồng phát triển kinh tế
Thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng thực hiện công tác huy động vốn, chủ động tạo nguồn cho vay phát triển sản xuất, nhất là cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, phát triển nghề truyền thống, cho vay phát triển kinh tế lâm nghiệp.
168 tỷ đồng cho vay ứng dụng công nghệ cao
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo và đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Cơ quan thuế tăng cường chống thất thu ngân sách
Tổng cục Thuế vừa yêu cầu cơ quan thuế các cấp tiếp tục tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài.
Xây dựng mô hình sản xuất rau - hoa theo hướng hàng hoá ở vùng biên
Sáng ngày 20/11, tại xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả kinh tế - xã hội của các mô hình thuộc dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số huyện biên giới Thanh Hóa – Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”.
PGBank khai trương Chi nhánh Thanh Hóa
Sáng ngày 20/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) đã khai trương Chi nhánh Thanh Hóa tại số 15 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tới dự.
Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước
Để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, huyện Thọ Xuân đã tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước.
Xuất khẩu hàng hóa gia tăng tại các thị trường chủ lực
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu tăng tốc để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy, xuất khẩu của hầu hết các ngành hành, nhóm hàng chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa đều tăng tại các thị trường chủ lực.
Đưa gạo Thanh Hoá ra thị trường thế giới
Mới đây, 300 tấn gạo đã được Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn xuất sang thị trường Singapore. Việc sản phẩm gạo “made in Thanh Hoá” được xuất khẩu chính ngạch ra thế giới với quy mô lớn đã mở ra hướng phát triển không chỉ cho doanh nghiệp mà còn nâng tầm giá trị hạt gạo xứ Thanh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.