Thanh Hóa: Chủ động đảm bảo an toàn đê xung yếu
Do ảnh hưởng của bão số 3, một số điểm đê xung yếu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có tình trạng lún, sạt và xuất hiện thêm 2 điểm xung yếu mới. Diễn biến thời tiết thời gian qua mưa nhiều, cộng với việc Thanh Hóa đang phải chịu ảnh hưởng của bão số 4, những điểm đê xung yếu này tiềm ẩn nguy cơ rất cao về phòng chống thiên tai.
Dù đã được triển khai các biện pháp xử lý khẩn cấp, thế nhưng 16 điểm rò nước trong, thẩm thấu qua đê dọc 1,5km đê tả sông Hoạt ở xã Hà Bắc, huyện Hà Trung vẫn chưa được khắc phục triệt để. Những ngày qua mưa liên tục, lượng nước thẩm thấu chảy từ sông qua đê vào đồng có dấu hiện tăng lên.
Ông Vũ Văn Qúy, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Bắc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa cho biết, địa phương đã chuẩn bị theo phương châm "bốn tại chỗ", đặc biệt là lực lượng và phương tiện vật tư, đồng thời tăng cường công tác tuần tra canh gác đê, cắm chốt ở các điểm đê xung yếu nhất.
Tại huyện Nga Sơn, dọc hai bên bờ sông Càn có hai trọng điểm đê xung yếu. Trước đó, vào tháng 8/2023 đê tả đoạn qua xã Nga Điền đã xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng vào thân và mái đê.
Còn tại bờ hữu đoạn qua xã Nga Phú do ảnh hưởng bão số 3, điểm xung yếu này đã xuất hiện tình trạng sụt lún và sạt trượt mái đê nghiêm trọng hơn.
Ông Vũ Ngọc Huynh, Chủ tịch UBND xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, đến hiện tại, các lực lượng đã sẵn sàng, đặc biệt các lực lượng tuần tra đê sẽ được duy trì và kiểm soát thường xuyên 24/24. Vật tư cũng đã được tập kết tại thôn Tân Hải để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra.
Đến thời điểm này, Thanh Hóa đã xây dựng 38 phương án bảo vệ trọng điểm đê xung yếu; trong đó 15 trọng điểm đê cấp I đến cấp III (1 trọng điểm cấp tỉnh), 20 trọng điểm đê cấp IV, V và 3 trọng điểm sạt lở bờ biển. Do ảnh hưởng của bão số 3, hệ thống đê của tỉnh xuất hiện tình trạng thẩm thấu qua đê dọc sông Hoạt, qua xã Hà Bắc, huyện Hà Trung và sạt lở mái đê đoạn qua xã Tế Nông, huyện Nông Cống. Do chưa được nâng cấp, tu bổ nên các điểm xung yếu này tiềm ẩn nguy cơ rất cao khi có thiên tai.
Ông Lê Đại Hiệp, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết, huyện đã phân công cụ thể đến các thành viên Ban Chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện phụ trách từng địa bàn phối hợp với Hạt quản lý đê điều Đông Nam, Xí nghiệp thủy lợi chi nhánh Quảng Xương điều tiết hệ thống, vận hành các cống tránh việc ngập lụt và thường xuyên canh gác tuyến đê trên địa bàn để có thể xử lý những sự cố ngay từ giờ đầu.
Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, do ảnh hưởng của bão số 4, những ngày tới Thanh Hóa sẽ có mưa, có nơi mưa vừa và mưa rất to. Để bảo vệ an toàn cho hệ thống đê, đặc biệt là các điểm đê xung yếu, các nghành, địa phương đều đã có phương án chủ động ứng phó, trọng tâm là chuẩn bị theo phương châm 4 tại chỗ, thường xuyên kiểm tra tình trạng đê, cử người canh gác các điểm xung yếu để kịp thời xử lý giờ đầu nếu có tình huống xảy ra.
Cách phòng tránh tai nạn giữa xe máy với ô tô lớn
Từ thực tế nhiều vụ tai nạn chết người xảy ra và qua công tác nghiệp vụ, Cảnh sát giao thông đưa ra những khuyến cáo để hạn chế, tránh tai nạn chết người giữa xe máy và các phương tiện có tải trọng, kích thước lớn như sau:
Thời tiết ngày 23/11: Thanh Hóa ngày nắng, đêm và sáng trời rét
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 23/11, Thanh Hóa không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày trời nắng. Gió nhẹ. Đêm và sáng sớm trời rét.
Thành lập Nghiệp đoàn nghề thêu dệt thổ cẩm Cao Ngọc, Ngọc Lặc
Sáng 22/11, Liên đoàn Lao động huyện Ngọc Lặc đã tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Nghiệp đoàn thêu dệt thổ cẩm xã Cao Ngọc với 123 đoàn viên.
Doanh nghiệp dệt may Thanh Hoá đã kí đơn hàng quý 1,2 năm 2025
Nhờ sức mua của nhiều thị trường tăng cao trở lại, cùng với nỗ lực tìm kiếm, kết nối khách hàng mới của các doanh nghiệp nên đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ký kết được các đơn hàng sản xuất đến quý 1, quý 2/2025. Đây là tín hiệu tích cực, tạo đà cho những mục tiêu tăng trưởng mới của ngành dệt may trong năm 2025 sắp tới.
Phát triển thị trường hàng Việt tại nông thôn
Nhờ triển khai sâu rộng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” mà hàng Việt chất lượng cao càng ngày có mặt nhiều hơn ở khu vực nông thôn Thanh Hoá, phục vụ tốt hơn nhu cầu mua sắm cho Nhân dân.
Như Xuân ra mắt mô hình quản lý, giúp đỡ người nghiện, người quản lý sau cai nghiện ma tuý
Huyện Như Xuân vừa ra mắt mô hình “Chi hội cựu Công an Nhân dân thị trấn Yên Cát phối hợp với Công an thị trấn trong quản lý, giúp đỡ người nghiện, người quản lý sau cai nghiện ma tuý” trên địa bàn thị trấn.
Đường xây dựng chậm tiến độ gây mất an toàn giao thông
Dự án xây dựng tuyến đường giao thông từ trung tâm xã Dân Quyền đến Quốc lộ 47, huyện Triệu Sơn, dự kiến hoàn thành vào tháng 2024. Tuy nhiên, hiện nay dự án này đang tạm dừng thi công, gây ảnh hưởng đến việc đi lại và đời sống người dân.
Quy định mới về chở người, hàng hóa trên xe máy
Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 quy định về người lái xe, người được chở, hàng hóa xếp trên môtô, xe gắn máy như sau:
Nghi Sơn: Đóng góp hơn 11 tỷ đồng xây nhà cho hộ nghèo
Triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động tối đa nguồn lực và sự đóng góp của cán bộ, Nhân dân, các mạnh thường quân; hiện thị xã Nghi Sơn đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ làm nhà, sửa chữa nhà cho các trường hợp đủ điều kiện, đảm bảo theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra.
Xã Vĩnh Thịnh hoàn thành 19/19 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao
Với phương châm “xây dựng Nông thôn mới nâng cao là làm cho dân, mang lại lợi ích cho dân”, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã huy động được sức mạnh đoàn kết của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp Nhân dân. Đến nay, Vĩnh Thịnh đã hoàn thành 19/19 tiêu chí Nông thôn mới nâng cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.