Thanh Hóa có 365 mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý
Phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng và phát triển kinh tế tập thể, những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp hội thành lập nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết do phụ nữ tham gia quản lý.
Theo thống kê của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa, tỉnh đến tháng 10/2024, toàn tỉnh có 365 mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý gồm Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết. Các mô hình kinh tế tập thể tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 5.000 hội viên, phụ nữ với mức thu nhập bình quân từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng và hàng nghìn lao động thời vụ.
Kinh tế tập thể, bước đầu đã khắc phục được phương thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tăng hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh cao. Nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết đã phát triển được sản phẩm OCOP. Việc hỗ trợ, được tiếp cận và tham gia các loại hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, kinh tế tập thể cũng đã giúp hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tự tin, nỗ lực phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời tạo sự đoàn kết, gắn bó với nhau.
Kinh tế tập thể giúp phụ nữ trong tỉnh phát huy tốt tiềm năng, lợi thế về nguồn lao động, phát huy vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong vệc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Giá thu mua sắn nguyên liệu giảm
Hiện đang là thời gian cao điểm thu hoạch và sản xuất của các nhà máy tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, do khó khăn về thị trường tiêu thụ, nên giá thu mua sắn nguyên liệu năm nay giảm so với năm ngoái.
Đổi mới tư duy sản xuất, tăng giá trị kinh tế nông nghiệp
Năm 2024, ngành Nông nghiệp Thanh Hóa triển khai kế hoạch sản xuất trong bối cảnh thuận lợi và có khó khăn đan xen. Nhưng với nhiều giải pháp đồng bộ, sản xuất nông nghiệp đã đạt kết quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp Thanh Hóa năm nay đạt 4,17%, vượt mục tiêu đề ra và là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay.
Thanh Hóa có 94.000 ha dược liệu trồng dưới tán rừng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện tỉnh Thanh Hóa có khoảng 94.000 ha trồng cây dược liệu dưới tán rừng, với khoảng 1.000 loại. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 5.000 ha trồng dược liệu trên đất trồng cây hàng năm. Các loại cây dược liệu chủ yếu trồng tập trung tại các huyện miền núi của tỉnh.
Phát triển 220 ha tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghệ cao
Tính đến tháng 12 năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được khoảng 220 ha nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo hướng công nghệ cao, tăng 50 ha so với cùng kỳ năm trước.
Thủy sản về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được thành tích ấn tượng với giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm 2023.
Giảm 2% lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão số 3
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1629 ngày 23/12/2024 về việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi).
Việt Nam nằm trong nhóm tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Đông Á – Thái Bình Dương
Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương trong năm nay và năm sau. Đây là nhận định mà Ngân hàng Thế giới World Bank vừa đưa ra.
Thanh Hóa có 4 doanh nghiệp đạt giải Sao Vàng đất Việt 2024
Tối ngày 24/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 cho Top 10, Top 100 và Top 200 thương hiệu Việt Nam tiêu biểu. Tỉnh Thanh Hóa có 4 doanh nghiệp được trao giải Sao Vàng đất Việt lần này.
11 tháng năm 2024: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 370 tỷ USD
Tổng cục Hải quan cho biết, 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 370 tỷ USD, tăng trên 14%, tương ứng tăng 46 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.
Thanh Hoá: Sản xuất nước mắm phục vụ Tết Ất Tỵ tăng 30% so với năm trước
Vài năm trở lại đây, các mặt hàng nước mắm truyền thống được nhiều người tiêu dùng lựa chọn mua và biếu tặng dịp Tết Nguyên đán. Bởi vậy, thời điểm này hầu hết các cơ sở sản xuất, chế biến nước mắm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đều đang chuẩn bị sẵn sàng lượng lớn hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.