Thanh Hóa có khoảng 2,25 triệu con nuôi đặc sản
Để duy trì, bảo tồn nguồn gen của các loại vật nuôi nguồn gốc bản địa và phát triển bền vững đối tượng con nuôi đặc sản, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang phối hợp với các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn người dân phát triển đối tượng con nuôi đặc sản gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Thanh Hóa đã phát triển được khoảng 2,25 triệu con nuôi đặc sản với các đối tượng con nuôi phổ biến như: lợn mán, lợn rừng, vịt Cổ Lũng, ba ba, gà Đông Tảo, thỏ, dê, nhím... với hơn 1.000 hộ được cấp phép nuôi. Nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, như: mô hình nuôi ba ba, rùa câm tại xã Thiệu Hợp (Thiệu Hóa); mô hình nuôi đà điểu tại huyện Vĩnh Lộc; mô hình nuôi dê ở huyện Hà Trung; nuôi thỏ tại các huyện Quảng Xương, Triệu Sơn, Thọ Xuân; mô hình nuôi nhím tại các huyện Thạch Thành, Thiệu Hóa, Vĩnh Lộc, Thành phố Thanh Hóa… Ngành nông nghiệp từ đó cũng tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kỹ thuật chăn nuôi nhằm giúp người dân có điều kiện phát triển con nuôi đặc sản quy mô lớn theo định hướng thị trường.
Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Xuất khẩu rau quả Việt Nam đến hết tháng 10 đã có lần đầu tiên vượt mốc 6 tỷ USD, đồng thời cũng vượt mốc 4 tỷ USD ở thị trường Trung Quốc.
Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hạt điều về Việt Nam trong tháng 10 năm 2024 đạt hơn 141.000 tấn, trị giá hơn 220 triệu USD, giảm 16,9% về lượng và giảm 9,3% về trị giá so với tháng trước đó.
Sản lượng và doanh thu ngành vật liệu xây dựng sụt giảm
Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, cho biết, những năm gần đây, ngành vật liệu xây dựng nước ta lại đang gặp khó khăn, sản lượng tiêu thụ và doanh thu đều sụt giảm, dễ dẫn đến nguy cơ đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ứng phó với xu hướng gia tăng bảo hộ tại các thị trường
Hiện nay, dư địa mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường châu Á- châu Phi còn rất lớn, nhưng một trong những khó khăn lớn nhất là quan điểm bảo hộ, tạo ra các rào cản từ các nước nhập khẩu đòi hỏi ngành Công thương và các doanh nghiệp phải chủ động ứng phó.
Mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng nhẹ
Tín hiệu thị trường tích cực đang thúc đẩy nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất, chuẩn bị đơn hàng của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhiều giải pháp tăng cung ứng vốn đã được hệ thống ngân hàng áp dụng để nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng cầu tín dụng tăng cao dịp cuối năm.
Triệu Sơn có thêm 6 sản phẩm OCOP 3 sao
Để đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn, UBND huyện Triệu Sơn đã giao nhiệm vụ cho các xã, thị trấn rà soát, lựa chọn những đơn vị sản xuất có sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp tiềm năng, có khả năng phát triển để hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP năm 2024.
Xuất khẩu thủy sản tăng tốc
Các thị trường chủ lực đang gia tăng mạnh mẽ nhu cầu nhập khẩu thủy sản, giúp cho xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ghi nhận sự tăng tốc trở lại với mức tăng trưởng ấn tượng. Tháng 10 vừa qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta đã đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh nghiệp vượt khó về đích kế hoạch kinh doanh 2024
Nhờ nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thách thức, duy trì và thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, đến thời điểm này, tình hình hoạt động tại nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tăng tốc về đích, hoàn thành tốt nhất mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra trong năm 2024.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kiểm tra dự án chăn nuôi dê lai tại xã Mường Chanh, huyện Mường Lát
Chiều 13/11, đoàn công tác của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã kiểm tra kết quả triển khai Dự án xây dựng mô hình chăn nuôi Dê lai nông hộ tại bản Chai, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát.
Huy động hơn 5.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững
Từ năm 2020 đến nay, các cấp, ngành, địa phương tỉnh Thanh Hóa đã huy động được hơn 5.000 tỷ đồng để thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.