Thanh Hoá có trên 4.300 tổ công nghệ số cộng đồng
Chuyển đổi số cần bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm. Với phương châm này, các tổ công nghệ số cộng đồng tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được thành lập và hoạt động hiệu quả nhằm đưa nền tảng số, công nghệ số đến từng gia đình, từng người dân nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Từ tháng 3 năm 2022, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương thành lập và triển khai hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng ở các khu phố, thôn, bản. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có 4.351 Tổ công nghệ số cộng đồng với 15.995 thành viên.
Các thành viên của Tổ công nghệ số cộng đồng được tập huấn về kỹ năng sử dụng các thiết bị thông minh, các phần mềm công nghệ; hướng dẫn cách tuyên truyền, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số... Từ đó lan tỏa, đưa công nghệ số hiện diện nhiều hơn trong các hoạt động và đời sống xã hội của người dân.
Ông Trần Văn Kiều, Tổ trưởng Tổ Công nghệ số cộng đồng Khu phố 4, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi tuổi đã cao tuy nhiên với sự đổi mới, luôn học hỏi để hoàn thành công việc cấp trên giao, chúng tôi tiếp nhận và truyền tải xuống dưới rất nhanh".
Ông Cao Văn Tình, Chủ tịch xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết: "Tổ công nghệ số của xã đã vận động người dân, hiện nay người dân trên địa bàn xã đã có định danh từ mức độ 2 VneID, trong thời gian gần đây, chúng tôi cũng tổ chức thực hiện giao cho tổ công nghệ số đi cài đặt chữ ký số cá nhân".
Hiện nay các Tổ công nghệ số cộng đồng chủ yếu hoạt động trên tinh thần tự nguyện. Để Tổ này ngày một hoàn thiện, hoạt động ngày một hiệu quả, thực sự là "cánh tay nối dài" giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, rất cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí hoạt động, cũng như đẩy mạnh tập huấn về kỹ năng số cho các thành viên.
Tạo khung pháp lý thúc đẩy giao dịch điện tử
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 137 quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử, làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động giao dịch điện tử của cơ quan chính quyền, qua đó thúc đẩy Chính phủ số.
Số hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp
Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đã đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Phát động giải thưởng Người có ảnh hưởng trên mạng xã hội sáng tạo nội dung chống lừa đảo trực tuyến
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) và TikTok Việt Nam vừa phát động giải thưởng “Người có ảnh hưởng trên mạng xã hội có các video, content viral về hướng dẫn kỹ năng phòng chống lừa đảo trực tuyến”.
Ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ nông sản
Chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ trong tiêu thụ nông sản đang là xu thế tất yếu giúp chủ thể sản xuất có cơ hội quảng bá thương hiệu, sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm an toàn cũng như nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp.
Tăng cường liên kết để phát triển nguồn nhân lực số
Theo thống kê sơ bộ, Thanh Hóa hiện có gần 340 doanh nghiệp công nghệ số, tăng 2,4% so với năm 2023. Sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực công nghệ số. Nhiều doanh nghiệp công nghệ số đã hợp tác với các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh để vừa tạo cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên, vừa đón đầu được nguồn nhân lực chất lượng tốt.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát hiện và điều trị bệnh tan máu bẩm sinh
Bệnh tan máu bẩm sinh hay Thalassemia là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh về máu mà chưa có thuốc đặc trị, ước tính mỗi năm Việt Nam phải chi đến hàng ngàn tỷ đồng và hàng triệu đơn vị máu an toàn để điều trị tối thiểu cho các bệnh nhân mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Hiện nay, ngành y tế đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học, kỹ thuật, thiết bị máy móc hiện đại để phát hiện sớm, phòng ngừa và điều trị bệnh Thalassemia hiệu quả.
Ứng dụng công nghệ trong phát triển ngành nghề truyền thống
Nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, nhiều cơ sở, doanh nghiệp tại các làng nghề, nghề truyền thống trong tỉnh Thanh Hóa đã góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí lao động, nâng cao sức cạnh tranh, giảm giá thành sản phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao.
Đầu tư thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực khám và điều trị bệnh
Trong xã hội hiện đại, khoa học công nghệ ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình đối với sự phát triển của đất nước. Đối với ngành y, một ngành khoa học có vai trò, nhiệm vụ đặc biệt cao cả, đó là chăm sóc sức khỏe cho người dân thì việc áp dụng khoa học công nghệ trong khám và điều trị cho bệnh nhân càng đóng vai trò quan trọng.
Người Việt Nam dành 4 giờ/ngày cho ứng dụng, tải 10.000 lượt/phút
Việt Nam đứng thứ tư trên toàn cầu về lượt tải xuống ứng dụng với trung bình 10.000 lượt tải mỗi phút và người dùng dành 4 giờ mỗi ngày cho các ứng dụng.
Ứng dụng công nghệ số thúc đẩy tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn
Tính đến tháng 9/2024, tỉnh Thanh Hóa có có 531 sản phẩm đã được công nhận chuẩn OCOP, trong đó trên 60% là sản phẩm nông sản, thực phẩm. Thời gian qua, các cấp, các ngành và chủ thể sản xuất đã chú trọng ứng dụng công nghệ số để mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần quảng bá nông sản Thanh Hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.